Tại sao trên thế giới lại có nhiều loài thực vật khác nhau như vậy?

Trên Trái Đất nơi nào cũng có thực vật sinh sống, hơn nữa chúng lại có rất nhiều loài, hình dạng mỗi loại một khác. Theo thống kê, có khoảng hơn 400.000 loài thực vật, trong đó thực vật bậc thấp có khoảng hơn 100.000 loài. Nhiều như vậy, rốt cuộc chúng nảy sinh từ đâu? Để làm rõ vấn đề này, trước tiên chúng ta cần phải tìm hiểu lịch sử phát triển đơn giản của thực vật trên Trái Đất và quá trình hình thành của các loài thực vật.

Trước đây khoảng ba tỷ năm, trên Trái Đất đã xuất hiện thực vật. Thực vật xuất hiện sớm nhất có cấu tạo cực kỳ đơn giản, chủng loại rất nghèo nàn và đều sống ở những vùng có nước. Trải qua hàng trăm triệu năm phát triển, có một số loài đã phát triển từ đời sống dưới nước lên đời sống trên cạn, điều kiện môi trường trên cạn không giống như ở dưới nước, muôn hình muôn vẻ, hơn nữa lại biến đổi rất lớn. Nào là sự thay đổi khí hậu của bầu khí quyển, nào là sự vận động tạo sơn, sự vận động của băng hà, của núi lửa, nào là nước biển xâm chiếm v.v. quả là cơ trời dâu bể biến hóa khôn lường. Như vậy hình dáng và cấu tạo ban đầu của giới thực vật chưa được cải tạo sẽ không thể thích nghi với những điều kiện của đời sống trên cạn. Ví dụ như thực vật sống dưới nước, phải dùng cả bề mặt cơ thể để hấp thụ thức ăn, trong khi đó thực vật sống ở trên cạn lại cần có các cơ quan chuyên môn, một mặt hấp thụ chất khoáng và nước trong đất, mặt khác hấp thụ khí oxi và cacbonic trong không khí. Ở dưới nước thực vật không cần cơ quan chuyên môn để bảo vệ, vận chuyển và các tổ chức khác, nhưng trên cạn những tổ chức, cơ quan này lại trở thành điều kiện tất yếu cho đời sống của chúng.

Do vậy, trong quá trình sống dưới nước rất nhiều đặc tính mà thực vật vốn có, nay để thích nghi với điều kiện sống trên cạn đã có những biến đổi rõ rệt và phức tạp hơn. Sự phát triển của thực vật lên trên cạn đã kèm theo sự xuất hiện của rễ, thân và lá, sau đó là hoa, quả và hạt.

Mỗi bước tiến hóa của loài thực vật là sự thích ứng không ngừng với môi trường sinh sống mới ngày càng phức tạp hơn.

Thực vật trải qua quá trình phát triển lâu dài đã sản sinh ra tính đa dạng và tính phức tạp của giới thực vật. Có rất nhiều nhân tố tác động, nhưng có những nhân tố chính sau đây:

Vì sao không khí ô nhiễm?

Trong thiên nhiên thành phần không khí trong sạch tương đối đơn giản: thông thường nitơ chiếm 78%, oxi chiếm 21%, khí trơ chiếm 0,93%, còn có một...

Tại sao khoai lang càng để lâu càng ngọt?

Trong rễ củ của khoai lang có rất nhiều tinh bột (bình quân là 20%) tinh bột chuyển thành đường nên khoai lang có vị ngọt. Giữa thời kì sinh trưởng...

Vì sao núi Phú Sĩ vươn cao khác thường?

Biểu tượng của đất nước Mặt trời mọc -ngọn núi Phú Sĩ tuyệt mỹ lâu nay vẫn khiến các nhà khoa học thắc mắc. Có cái gì đó hơi bí ẩn ở nơi đây: Ngọn núi...

Vì sao tuổi càng cao càng sợ lạnh?

Cuối mùa thu, khi thanh niên còn mặc áo sơ mi thì người già đã phải mặc áo len. Đến mùa đông, người già càng sợ lạnh; tuổi càng cao càng sợ lạnh.

Vì sao trong các túi đựng thực phẩm người ta thường ghi xx g ± x g?

Trong cuộc sống, chúng ta thường cần phải mua bánh ngọt, sữa bột, đường, muối ăn và những thực phẩm thường dùng hàng ngày khác. Ta thường thấy trên...

Vì sao bị sâu răng?

Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng.

Vì sao năng lượng điện hạt nhân lại có tương lai phát triển?

Hiện nay, rất nhiều quốc gia có nhà máy điện hạt nhân. Số quốc gia đang gia nhập vào danh sách này ngày càng nhiều...

Vì sao cây ôn đới rụng lá mùa thu, cây nhiệt đới rụng vào đông?

Ở miền nhiệt đới, khi thu sang, lá cây vẫn xanh, hoặc chỉ hơi chớm vàng. Nhưng cùng thời điểm đó ở vùng ôn đới, lá đã rụng rào rào, và chỉ mới chớm...

Vì sao một ngôi sao chổi lại có mấy đuôi?

Năm 1986 khi sao chổi Halley nổi tiếng quay lại, đuôi của nó đặc biệt thu hút sự chú ý của mọi người. Rất nhiều người đã nhìn thấy nó có cái đuôi trên...