Tại sao có một số đoạn đường lại là đường một chiều?

Khi đi taxi, bạn thường gặp trường hợp thế này: Rõ ràng là có con đường đi thẳng thuận lợi, thế mà người lái xe có khi lại tránh không đi, mà lại đi đường vòng. Đây không phải là người lái taxi lừa khách, mà vì có một số đường quy định đi một chiều.

Tại sao lại phải đi một chiều?

Đi một chiều hay giao thông một chiều, là chỉ trên một con đường nào đó, xe cộ chỉ được phép đi theo một chiều nhất định. Đó là một biện pháp quản lý nhằm nâng cao lượng thông qua của đường sá. Mọi người đều biết rằng, mấu chốt của sự ùn tắc và chen chúc giao thông ở thành phố là tại các nút giao thông (ngã ba, ngã tư...). Ở đường hai chiều, khi ô tô qua điểm nút thường bị ách tắc do thời gian chờ đợi quá lâu. Sau khi thực hiện đường một chiều, ô tô chỉ được đi một chiều và rẽ phải, không được đi ngược chiều và rẽ trái, thì lưu lượng xe ở nút giao thông tăng lên rõ rệt, tốc độ xe tăng nhanh và sự cố giao thông cũng giảm rất nhiều. Lấy ví dụ các đường Thạch Môn, Thuỵ Kim và Thiểm Tây ở thành phố Thượng Hải, từ năm 1994 sau khi thực hiện đi một chiều, thì tốc độ xe tăng 20%, lưu lượng xe tăng 30%. Hiện nay, chỉ riêng thành phố Thượng Hải đã có hơn 300 đường phố thực hiện giao thông một chiều.

Khi quy định đường một chiều, thường phải phối hợp đối với luồng xe đi ngược lại, như hai đường song song gần nhau, có thể đồng thời quy định là đường một chiều, nhưng ngược chiều nhau, hoặc ở một số ngã tư có thể cho phép xe cộ rẽ trái, như vậy, có thể đáp ứng nhu cầu đi lại của luồng xe cộ có chiều khác nhau.

Xe nhiều đường ít, là mâu thuẫn tồn tại phổ biến của nhiều thành phố nước ta, nhất là ở một số thành phố lớn, trong một thời gian khá dài, mâu thuẫn này khó giải quyết triệt để được, do đó chỉ có thể khai thác tiềm lực về mặt quản lý giao thông. Trên từng đoạn đường thực hiện giao thông một chiều là một trong những biện pháp có hiệu quả nhanh chóng. Đương nhiên, muốn giải quyết triệt để tình trạng đường sá chật chội còn cần phải phát triển và nâng cao nhiều hơn về các mặt xây dựng đường sá, hình thức giao thông và quản lý xe cộ, v.v.

Tại sao cá hải quỳ thích sống cùng với hải quỳ?

Trong vùng nước nhiệt đới ở ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, có một loài cá kì lạ sinh sống. Bởi vì diện mạo bên ngoài của chúng ít nhiều giống vai hề trang điểm trên sân khấu, do vậy được gọi là "cá hề".

Xã hội tin học hóa có những đặc tính gì?

Xã hội hiện đại là xã hội tin học hóa, dù là ngành nào đều không tách rời khỏi thông tin. Thông tin đã trở thành một trong năm yếu tố kinh tế (năm yếu...

Tại sao màn hình cảm ứng lại có phản ứng ngay khi ta chạm vào?

Thời gian đầu người ta muốn đưa tin hay phát lệnh cho máy tính thì phải ấn các phím của máy. Khi con chuột ra đời, người ta lại thích dùng con chuột...

Nhà du hành vũ trụ được huấn luyện như thế nào?

Sau khi trúng tuyển nhà du hành, việc huấn luyện bắt đầu. Huấn luyện thường gồm ba mặt: học lý luận vũ trụ và tri thức cơ sở; huấn luyện các kĩ năng...

Con người có "mắt thứ ba" không?

Trong Tây Du Kí có thần Nhị Lang võ thuật rất cao cường, đấu ngang ngửa với Tôn hành giả. Trước trán Nhị Lang có con "mắt thứ ba".

Tại sao thuốc diệt cỏ lại phân biệt được cỏ tạp?

Cỏ tạp là đại nạn trong sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê, trong ngành sản xuất lương thực toàn thế giới, do hoa màu và cỏ tạp tranh nhau phân bón,...

Tại sao có đoàn tàu trên không chạy ở hai bên dầm thép?

Bạn đã bao giờ thấy loại tàu điện trên không mà đoàn tàu lại chạy ở hai bên đầm thép chưa? Hiện nay, ở Mỹ đang khai phá và thử nghiệm loại phương tiện...

Hệ Mặt trời lớn bao nhiêu?

Chắc bạn đã nhìn Mặt Trời mọc. Khi nhìn thấy những tia nắng bình minh đầu tiên, bạn có biết rằng tia nắng đó đi từ Mặt Trời đến Trái Đất mất 8 phút 20...

Vì sao vùng phương Bắc Trung Quốc hình thành gió cuốn bụi?

Về mùa hè, một số vùng phương Bắc Trung Quốc thường xuất hiện gió xoáy rất mạnh. Gió xoáy bốc cát bụi, cỏ rác và giấy lộn lên trời, làm nên những cột...