Vì sao có người chửa nhiều bào thai?

Trong cuộc sống, ta thường gặp một số người có khuôn mặt gần như hoàn toàn giống nhau. Đó là những anh (chị) em sinh đôi, hoặc sinh ba.

Thông thường, mỗi lần mang thai, người mẹ chỉ sinh một đứa con. Nhưng tại sao có người một lần sinh đến hai, ba hoặc nhiều đứa con?

Các nhà khoa học giải đáp rằng: trẻ em sơ sinh được cấu tạo nên từ hàng nghìn tỷ tế bào, còn thai nhi ban đầu được phát sinh từ một tế bào duy nhất - trứng đã thụ tinh. Nữ giới từ tuổi dậy thì trở đi, mỗi

tháng trứng chín và rụng một lần, mỗi lần thường là một trứng. Nếu nó gặp và kết hợp với tinh trùng thì sẽ thành trứng thụ tinh. Trứng thụ tinh khi di chuyển về tử cung thì bắt đầu chia ra thành hai hoặc tăng nhiều hơn nữa. Cùng với việc các tế bào không ngừng lớn lên và phân hóa, cuối cùng, trứng thụ tinh sẽ trở thành thai nhi trong cơ thể mẹ.

Nếu trứng sau khi thụ tinh được chia làm đôi, mỗi bên sẽ phát triển thành một bào thai, ta gọi hiện tượng này là "một trứng song thai". Trẻ em sinh đôi này sau khi sinh ra không những diện mạo giống nhau mà ngay đến giới tính, nhóm máu và nhân di truyền cũng đều giống nhau. Nếu thay các cơ quan của chúng cho nhau thì không gây ra phản ứng bài xích nào.

So với một trứng song thai thì đa số trường hợp song bào thai không giống nhau đến thế, chúng hoặc nam hoặc nữ, có cao có thấp giống như anh chị em bình thường. Đó là vì mẹ của chúng một lần đã rụng hai hoặc nhiều trứng, phát triển thành những bào thai khác nhau. Trường hợp ba bào thai thì càng phức tạp hơn nhiều. Chúng có thể gồm một trứng song thai và một trứng một thai, cũng có thể giống như hai trứng song thai, cũng có thể từ ba trứng hình thành ba bào thai. Trường hợp bốn bào thai, năm bào thai cũng tương tự.

Tại sao quả của trước khi chín thì lại cứng, xanh, chát, còn sau khi chín lại mềm, ngọt và thơm?

Có rất nhiều quả của thực vật trước khi chín và sau khi chín xảy ra những thay đổi như trò diễn ảo thuật, trước khi chín cứng, xanh chua, chát, sau...

Vì sao có sao chổi bị mất đi?

Sao chổi giống như "kẻ lang thang" trong hệ Mặt Trời. Cách một thời gian nhất định chúng trở lại một lần, có lúc đi luôn không quay trở lại.

Tại sao những cây tùng sống trên núi Hoàng Sơn trông đặc biệt kì lạ?

"Hoàng Sơn đa kì tùng” là câu đã được nghe tiếng từ lâu. Tại sao kì tùng có nhiều trên núi Hoàng Sơn.

Vì sao nói Mặt trăng đang xa dần Trái đất?

Bạn của Trái Đất là Mặt Trăng, hàng tháng quay quanh Trái Đất đã mấy tỉ năm, điều đó tạo nên đôi bạn gắn bó với nhau như hình với bóng trong tuyến độc...

Tại sao người ta thích đua đòi?

Tâm lý học gọi hiện tượng đi theo số đông về nhận thức và hành động dưới sức ép của dư luận là “hiệu ứng theo đàn”.

Tại sao đất không cày xới cũng đạt được năng suất cao?

Từ xưa đến nay, ở nông thôn, trước khi gieo hạt đều phải cày đất lại một lần, mục đích là để giết cỏ tạp và cho đất tơi xốp. Nhưng gần đây, trên thế...

Trong cơ thể, khí quan nào lâu đời nhất?

Cơ thể có 5 giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác. Theo thống kê, trên 90% thông tin mà ta nhận được đến từ thị giác, tiếp...

Vì sao trên biển nhiệt đới sản sinh gió lốc?

Hằng năm vào mùa gió lốc (áp thấp hay xoáy thuận) nếu chú ý nghe tin Đài phát thanh chắc chắn bạn sẽ phát hiện: gió lốc thường sản sinh trên biển Thái...

Thế nào là phao báo biển?

Đi tàu trên biển có lúc ta sẽ nhìn thấy trong biển cả mênh mông nổi lên một vật giống như đèn báo hàng hải. Nó cách xa đất liền.