Vì sao nước một số sông hồ biến thành màu đen và thối?

Trong nước phế thải hữu cơ của nước sinh hoạt và các nhà máy thực phẩm, in, nhuộm vải, sản xuất giấy chứa rất nhiều chất như mỡ, prôtein, v.v... Để nâng cao sản lượng cây trồng, trong nông nghiệp đã dùng một lượng lớn phân đạm, phân lân (phôtphat) trong đó cây trồng hấp thu chưa đến một nửa, phần còn lại lẫn vào nước chảy ra sông, biển.

Vì trong nước thải chứa phần lớn nitơ, phôtpho, kali làm cho thành phần dinh dưỡng của nước "giàu" lên. Các sinh vật thuỷ sinh cần đến những nguyên tố dinh dưỡng như nitơ, phôtpho, kali mới sinh trưởng được. Dinh dưỡng vừa đủ sẽ giúp cho chúng phát triển bình thường. Nhưng nếu các nguyên tố dinh dưỡng này quá nhiều thì một số sinh vật trong nước như vi sinh vật, các loài tảo sẽ sinh sôi nảy nở mạnh. Loài tảo bắt đầu phát triển lan tràn, chiếm phần lớn khu vực nước. Những nguyên tố dinh dưỡng như nitơ, phôtpho, v.v... sau khi xâm nhập vào nước, các loài vi sinh vật và tảo trong nước sẽ ăn chúng rất nhiều. Khi vi sinh vật và tảo phát triển nhanh sẽ đòi hỏi tiêu hao một lượng lớn oxi trong nước. Như chúng ta đã biết, trong không khí có nhiều oxi, trong nước cũng có oxi, nhưng số lượng oxi tan trong nước có hạn. Trong 1m3 nước chỉ hòa tan khoảng 9 gam oxi. Do vi sinh vật và các loại tảo tiêu hao hết oxi trong nước, nên cá, tôm, cua và những sinh vật khác vì thiếu oxi mà chết.

Ôxi tan trong nước giảm thấp dần, thậm chí cạn kiệt, vi khuẩn hiếm khí sẽ thừa cơ phát triển mạnh mẽ. Chúng sẽ phân giải hầu hết các chất hữu cơ, giải phóng những chất khí độc hại như khí amoniac, sunfua, hydrocacbon, thioalchol, khiến cho nước trở nên thối và đục. Do đó cả dòng sông hay hồ trở thành sông thối và hồ chết.

Từ khoá: Giàu dinh dưỡng hoá; Hoà tan oxi. Sinh vật thuỷ sinh; Loài tảo; Vi sinh vật.

Tại sao hành tây khô còn nảy mầm được?

Hành tây thật sự có sức sống rất mãnh liệt. Nếu bạn cầm một củ hành tây lên xem xét kĩ, có thể phát hiện nó mặc thật sự nhiều “áo khoác”, lớp này sát...

Vì sao máy ngửi mùi lại có thể phân biệt mùi các chất khí?

Ngày nay ở nhiều nhà khách, khách sạn và bên trong các hành lang thường có lắp đặt các máy báo có khói, khi có lửa cháy lập tức máy phát tín hiệu báo...

Tại sao đến mùa thu có một số lá cây lại chuyển sang màu đỏ?

Thời tiết mùa thu cao trong, bạn đi ngắm cảnh Hương Sơn ở Bắc Kinh sẽ đắm say bởi màu đỏ khắp núi đồi.

Ngày trên Trái đất được tính như thế nào?

Qua 12 giờ đêm, Bắc Kinh lại bắt đầu một ngày mới. Nhưng những vùng ở phía tây Bắc Kinh, như London nước Anh lại là 4 giờ chiều của ngày hôm trước;...

Vì sao lại có “hàng rào xanh”?

Mọi người đều đã nghe nói về hàng rào mậu dịch. Hàng rào mậu dịch là chỉ trong quan hệ mậu dịch quốc tế, những nước nhập khẩu vì lợi ích của nước mình...

Tại sao khoai lang càng để lâu càng ngọt?

Trong rễ củ của khoai lang có rất nhiều tinh bột (bình quân là 20%) tinh bột chuyển thành đường nên khoai lang có vị ngọt. Giữa thời kì sinh trưởng...

Vì sao có thể đeo kính sát tròng trong mắt?

Kính thông thường phải có gọng để đeo vào tai. Nhờ có kính mà người đeo cải thiện được thị lực, nhưng cũng có nhiều phiền phức.

Tại sao lạc mốc hoặc nảy mầm thì không thể ăn được?

Vào mùa mưa, chúng ta thường phát hiện rất nhiều hạt lạc lên một lớp mốc xám đen. Lạc mốc thì có thể ăn được không? Nói chung không nên ăn lạc mốc.

Vì sao có một số xét nghiệm máu phải lấy mẫu khi đói?

Những người đã xét nghiệm máu đều biết rõ, khi làm một số xét nghiệm máu như đường huyết, mỡ huyết, bệnh nhân không được ăn gì vào buổi sáng để lấy...