Vì sao có nhiều loại động cơ điện gia dụng không cần cho dầu vào ổ trục?

Hai ba mươi năm về trước, khi mua quạt điện, ta thường thấy ở gần ổ trục mô tơ có mấy lỗ tra dầu. Đó là do khi mô tơ quay, nếu không cho dầu để bôi trơn ổ trục, sau thời gian sử dụng sẽ bị mòn. Ngày nay khi chúng ta mua các đồ điện dân dụng, trong các đồ dùng điện này có lắp nhiều loại mô tơ lớn nhỏ khác nhau: ví dụ máy hút bụi, máy giặt, máy ghi âm… các loại hàng điện dân dụng này đã không còn có lỗ tra dầu. Trong các thuyết minh sử dụng cũng không có yêu cầu tra dầu vào ổ trục. Vì sao vậy?

Việc cho dầu vào ổ trục mô tơ là một việc khá phiền toái. Nếu chế tạo được loại mô tơ đã có sẵn dầu bôi trơn trong ổ trục thì tốt biết bao nhiêu. Để chế tạo được mô tơ có loại trục như vậy người ta phải nhờ đến phương pháp luyện kim bột. Trong kỹ thuật này người ta đem bột kim loại mịn ép vào khuôn thành các chi tiết cơ khí, giống như khi ta đem đường bột ép thành đường viên vậy. Các chi tiết cơ khí ép bằng kim loại bột phải là các chi tiết mà tại đó người ta dự kiến phải cho dầu bôi trơn. Nhờ vậy bản thân ổ trục như đã có dầu bôi trơn, khi sử dụng lâu dài không cần tra dầu.

Nói đến mô tơ tự nhiên người ta nghĩ đến các ổ trục lăn (thường gọi là vòng bi). Còn có một loại trục không có phần tử lăn. Đó là loại trục dựa vào vỏ trục bằng hợp kim phối hợp chuyển động với trục. Bởi vì ở loại trục này không có phần tử lăn nên người ta gọi đó là trục trơn. Các loại trục lăn và trục trơn đều có tác dụng giảm nhẹ ma sát khi trục chuyển động, nhưng một thời gian dài làm việc cũng bị hư hại tới một mức độ nào đó. Do đó người ta lại thiết kế một loại hình ổ trục khác: ổ trục có áp lực dầu tĩnh. Ở loại ổ trục này có áp lực dầu bao quanh trục, do có áp lực dầu, trục như chuyển động nổi trong dầu. Nhờ phương thức này người ta tránh các linh kiện tiếp xúc với các vật rắn khi trục chuyển động, nhờ đó trục sẽ không bị mòn do ma sát. Sử dụng loại ổ trục kín có áp lực dầu, người sử dụng không cần lo việc dầu bị rò rỉ.

Vì sao có nốt ruồi?

Nốt ruồi trên da có thể phát sinh ở bất cứ lứa tuổi nào. Đặc điểm của nó là phát triển rất chậm và không hề gây ra cảm giác khác thường.

Tại sao tắc kè hoa lại có thể đổi màu?

Tắc kè hoa là một loài động vật bò sát, sống ở trong các rừng cây như ở Mađagatxca, lục địa Châu Phi, Anatolia, ấn Độ... Nó thường chờ đợi lặng lẽ trên cành cây, hai mắt đảo đi đảo lại theo các hướng khác để quan sát.

Vì sao cá nổi lên chìm xuống dễ dàng?

Dù có là một tay bơi lặn cừ khôi đi nữa, bạn cũng không thể đang từ dưới sâu vọt lên mặt nước, hoặc ngược lại. Nhưng các loài cá thì có thể. Đó là vì chúng có chiếc bong bóng trong bụng luôn chứa đầy không khí.

Tại sao màu sắc cũng có thể làm phân bón cho sự phát triển của cây trồng?

Nếu nói, “màu sắc” cũng được làm là phân bón, hơn nữa hiệu quả tăng sản rõ rệt thì bạn nhất định sẽ nghi ngờ. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn là sự thực.

Bộ quần áo vũ trụ có những công năng gì?

Chắc qua máy thu hình, bạn đã nhìn thấy hình ảnh các phi công vũ trụ bay trong không trung. Trên đầu họ đội một cái mũ to, trên mình mặc một bộ quần...

Tại sao động vật có các loại đuôi khác nhau?

Tại sao động vật có các loại đuôi khác nhau?

Vì sao Lhasa được mệnh danh là “Thành phố ánh dương”?

Mở tư liệu khí tượng của Lhasa, chúng ta có thể nhìn thấy, bình quân mỗi năm ánh Mặt Trời chiếu sáng thành phố Lhasa có tới hơn 3005.3 giờ đồng hồ,...

Vì sao phải công bố các thông báo về chất lượng không khí?

Hội nghị lần thứ 10 của ủy ban Bảo vệ môi trường khóa 3 của Chính phủ Trung Quốc quyết định: từ 5/6/1997 – 5/6/1998, Trung Quốc sẽ lần lượt tiến hành...

Vì sao nói “sau một trận mưa xuân trời ấm lên, sau trận mưa thu trời càng thêm lạnh”?

Đối với khu vực Giang Nam mà nói, thời tiết mùa xuân nói chung phát triển theo xu thế “sau một trận mưa xuân trời ấm thêm lên”. Mưa xuân là do không...