Bộ não con người và máy tính có thể kết nối với nhau không?

Máy tính, còn được coi là bộ não điện tử, là sự kéo dài của bộ não con người. Nếu có thể kết nối bộ não điện tử với bộ óc con người, cấy một vi mạch silic đặc biệt vào trong não người, bù đắp cho sự hạn chế khả năng ghi nhớ, thì ta có thể mở rộng trí tuệ con người được. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật máy tính, đã có nhà khoa học dự báo rằng máy tính có thể kết nối với bộ óc con người được.

Nhà khoa học Đức đã nuôi thành công một tế bào thần kinh của chuột tương tự với tế bào thần kinh con người trên một mảnh silic. Và đã truyền được tín hiệu xung mạch điện tử của tế bào thần kinh lên một bộ cảm biến đặc biệt. Các nhà khoa học cho rằng về lí thuyết, việc kết nối tế bào thần kinh con người với mảnh silic cực nhỏ là hoàn toàn có thể được. Nhà khoa học Mĩ cũng đã xem xét áp dụng nguyên lí như vậy để người mù khôi phục được thị lực. Họ đã lấy một chip điện tử cực nhỏ cấy vào trong võng mạc cho người mù. Với kích thước của tín hiệu điện tử, người mù có thể thấy được đường nét đơn giản, ý tưởng cuối cùng của họ là dùng hai con chip kích thích thần kinh thị giác. Một mảnh thì dùng để thu tia sáng đập vào mắt, mảnh kia thì chuyển tín hiệu cho tế bào thần kinh. Như vậy là vòng qua võng mạc đã bị tổn thương.

Bộ óc con người khi đã được kết nối với máy tính thì máy có thể trực tiếp nhận được ý nghĩ của người, hoặc xóa bỏ nỗi đau khổ của con người, hoặc cho phép con người điều khiển máy bằng ý nghĩ. Dây điện sẽ có thể thay cho thần kinh, thậm chí có thể cài mảnh trí nhớ tích hợp vào não người, từ đó làm cho não người có được một trí tuệ tuyệt vời. Những việc khó khăn tốn sức, tốn thời gian như học ngoại ngữ, học đàn pianô cũng sẽ nhờ có mảnh silic đã lập trình cấy trong não mà trở nên dễ dàng. Cũng có thể coppi nội dung toàn bộ não người vào một mảnh tích hợp và lưu trữ trong máy tính.

Những người phản đối việc kết nối bộ não con người với bộ não điện tử (máy tính), cho rằng làm như vậy sẽ dẫn tới những vấn đề mà loài người không lường được. Còn người ủng hộ lại cho rằng thí nghiệm này khi thành công sẽ mang lại điều phúc lành cho nhân loại. Mục tiêu cuối cùng của các nhà khoa học là tìm kiếm một phương pháp trao đổi tin giữa bộ não con người và máy tính. Bộ não con người kết nối với máy tính trước mắt ta chưa thực hiện được, đó mới là ý tưởng thôi.

Vì sao lại không dùng dây đồng, dây thép làm dây cầu chì?

Có nhiều người nghĩ rằng, nếu như dây cầu chì dễ bị đứt như vậy, vì sao lại không dùng các loại dây kim loại khác khó đứt để thay thế?

Tại sao có những củ khoai lang bị hà hay bị cứng?

Khi chúng ta ăn khoai lang đã luộc chín, có khi sẽ mất vui vì bóc vỏ khoai đã phải cắt bỏ đi từng miếng khoai lớn, một củ khoai lang còn lại chả mấy...

Thiếp chúc Tết bắt đầu có từ bao giờ?

Ở Trung Quốc thời xưa, thiếp chúc Tết cũng được gọi là thích, là thiếp, cũng có khi gọi là môn trạng.

Máy tính đã hỗ trợ công việc chụp CT thế nào?

Chắc chắn bạn đã được nghe nói về việc chụp CT, nhưng bạn có biết CT là thiết bị kiểm tra y tế thế nào không? Và máy tính đã có hỗ trợ gì trong việc...

Vì sao cần chế biến sữa thành sữa chua?

Sữa là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, trong đó có đường (khoảng 4,6%), protein (khoảng 3,5%) và chất béo (khoảng 3,5%). Ngoài ra trong sữa còn...

Tại sao loài cỏ tạp năm nào cũng bị diệt nhưng vẫn sinh sôi?

Bất luận bạn đi đâu, núi cao, cánh đồng, hai bên đường đều có thể thấy loài cỏ dại ở mọi nơi. Cỏ tạp là loài mà người nông dân ghét nhất, bởi vì trong...

Tại sao mỏ của loài chim lại có nhiều hình dạng?

Giống như các loài động vật khác, mỏ của loài chim có rất nhiều hình dạng. Ví dụ, mỏ của chim hạc to, dài và mảnh, tỏ ra rất khoẻ và có sức hơn đối với việc mò thức ăn ở chỗ nước nông và cặp chặt tôm cá cho khỏi trơn tuột.

Vì sao âm nhạc cũng có thể chữa bệnh?

Việc thưởng thức âm nhạc khiến cho ta có cảm giác thoải mái, thư giãn, có tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Hiện nay, phương pháp chữa bệnh bằng âm...

Gió Mặt Trời là gì?

Mặt Trời cũng có gió, đó là gió Mặt Trời. Tên gọi "gió Mặt Trời" được đưa ra từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX.