Vì sao thành tích chạy 400 m tiếp sức lại cao hơn khi chạy cự ly 100 m?

Tháng 10 năm 1968, tại Olimpic mùa hè Mexico, nam vận động viên Mỹ Hayenxơ đã chạy 100 mét hết 9,9”, lần đầu tiên đã chạy 100 m dưới 10”, đây là một mốc quan trọng trong lịch sử điền kinh. Cũng tại thế vận hội này, đội chạy tiếp sức 400 m nam của Mỹ với thành tích 38”2, trung bình chạy 100m hết 9”6.

Điều rõ ràng là cuộc chạy tiếp sức 400 m là do bốn người khác nhau thực hiện chạy cự ly 100 m kế tiếp nhau. Nếu bốn vận động viên thực hiện cùng với thành tích của Hayenxơ, tức thành tích chạy 100 m hết 9,9” thì bốn người này phải chạy với thời gian 39,6”. Tại sao vậy? Để giải đáp câu hỏi này, người ta phải nhờ các nhà toán học.

Vào năm 1973, nhà toán học Mỹ đãxây dựng mô hình toán học cho môn chạy tốc độ cự ly 100 m. Đây là đường biểu diễn tốc độ chạy của vận động viên chạy 100 m trong suốt lộ trình thi đấu. Từ đường biểu diễn này, với các vận động viên chạy tốc độ cự ly 100 m thì ở 30 m đầu, tốc độ của vận động viên tăng rất nhanh; trong khoảng từ 30 m - 100 m vận động viên duy trì chạy với tốc độ lớn nhất, trong khoảng thời gian này tốc độ chạy của vận động viên có thể có thay đổi nhưng không thay đổi nhiều lắm; khoảng bắt đầu 80 m vì thể lực giảm nên tốc độ của vận động viên có thể giảm, nhưng ở gần đích tốc độ lại một lần nữa tăng lên.

Điều đó cho thấy với bất kì vận động viên chạy 100 m nào, tốc độ chạy cao nhất không thể xuất hiện ngay từ lúc mới bắt đầu chạy, mà phải vào khoảng sau 30 m chạy đầu tiên là miền cần để anh ta hoàn thành việc tăng tốc độ đến tốc độ chạy cao nhất, đó chính là quãng đường để vận động viên chạy tiếp sức 4.100 m chạy lấy đà.

Trong cuộc chạy thi tiếp sức 4.100 m, các vận động viên cầm gậy chạy ở chặng 2, 3, 4 đãcó quãng đường chạy lấy đà, trong đó 10 m đầu thuần để lấy đà, 20 m sau khu vực chuẩn bị cho việc tiếp sức. Vì vậy chỉ cần phát huy tốt kĩ thuật chạy lấy đà và kĩ thuật trao gậy tiếp sức, nhờ vậy với các vận động viên cầm gậy tiếp sức từ chặng thứ hai trở đi, khi vào đường chạy là ở vào độ chạy với tốc độ nhanh nhất; không như vận động viên chạy ở chặng một nhất thiết phải có chặng chạy tốc độ 30 m ban đầu. Vì vậy trừ vận động viên cầm gậy tiếp sức ban đầu thành tích không thể vượt vận động viên chạy 100 m tốt nhất; các vận động viên cầm gậy tiếp sức ở các chặng sau đều có khả năng vượt quá thành tích chạy 100m tốt nhất của chính họ.

Thế nào là “giả thiết liên tục”?

Trên đây chúng ta vừa nghiên cứu tập hợp số thực có cơ số không phải là X0. Để đưa ra kết luận này, điểm chủ yếu là không thể sắp xếp các số thực theo...

Đảo san hô

San hô cũng là những người “thợ xây” đảo tích cực. Chúng tụ hợp lại với nhau, tiết ra chất đá vôi, tạo nên những “cây” san hô không ngừng sinh sôi nảy...

Làm thế nào tháo được chuỗi chín vòng?

Chuỗi chín vòng là trò chơi dân gian cổ của Trung Quốc thịnh hành vào đời nhà Minh, Nhà Thanh, ở nước người ta gọi đó vòng Trung Quốc “Chinese ring”....

Tại sao các thanh ray đường sắt đều phải làm theo hình chữ I?

Tàu hoả chạy trên đường ray bằng thép đặt song song với nhau, ở phía dưới đường ray cứ cách một khoảng nhất định lại đặt một thanh tà vẹt gỗ to, vuông...

"Băng khô" có phải là băng không?

Tại bang Texas của nước Mỹ đã từng xảy ra một sự việc lạ: có lần có mấy đội thăm dò địa chất tiến hành khoan tìm dầu mỏ, họ đã khoan đến một độ rất...

Người thực vật là thế nào?

Trong bệnh viện, có lúc ta bắt gặp những bệnh nhân rất đặc biệt. Tuy họ mở to mắt, lúc nhìn lên tường, lúc nhìn trần nhà, có lúc nhìn người đi lại gần...

Vì sao động đất lại có sóng thần?

Khi có động đất, nước biển xao động hình thành nên sóng lớn và đổ ào ào vào đất liền, đó chính là sóng thẩn. Khi sóng lớn đổ vào đất liền tuỳ theo...

Tinh thể lỏng là gì?

Nói đến tinh thể lập tức người ta nghĩ ngay đến kim cương, muối ăn…, chúng đều là những chất rắn. Thế tinh thể lỏng có phải là chất lỏng kết tinh...

Điện thoại nhìn được và điện thoại truyền hình là một chăng?

Nói tới điện thoại truyền hình, có thể bạn sẽ đoán nó là đời sau của sự kết hợp giữa ti vi và máy điện thoại. Sự ra đời của điện thoại truyền hình...