Vì sao thiết bị mang người vào vũ trụ phải có hệ thống bảo hiểm?

Thiết bị vũ trụ mang người có nhiều điểm giống với vệ tinh nhân tạo, nhưng có một việc khác biệt rất lớn đó là trên thiết bị này còn có hệ thống bảo hiểm tính mạng. Đó là vì thiết bị mang người vào vũ trụ phải đảm nhiệm một trách nhiệm nặng nề là đưa con người vào vũ trụ.

Hệ thống bảo hiểm tính mạng trong tàu mang người vào vũ trụ dùng để bảo hiểm cho con người được an toàn trong hoạt động vũ trụ và cung cấp môi trường sống cũng như môi trường làm việc thích hợp. Trong khoang đóng kín của con tàu vũ trụ, nhiệt độ khoảng 20°C áp suất gần với áp suất khí quyển, thành phần không khí trong khoang khoảng 21% khí oxy, 78% khí nitơ, gần giống với không khí trên mặt đất. Hệ thống bảo hiểm tính mạng đồng thời có kèm theo chức năng thanh trừ khí cacbonic, và bảo đảm sự cung cấp nước cho người và thiết bị. Nước này có thể mang theo từ mặt đất hoặc được tái sinh trong con tàu vũ trụ. Đương nhiên hệ thống bảo hiểm tính mạng còn bao gồm việc xử lý các chất thải (các chất thải của cơ thể và các vật thải của sinh hoạt).

Y học vũ trụ là cơ sở y học của kỹ thuật bảo hiểm tính mạng. Nó chủ yếu nghiên cứu những ảnh hưởng đối với cơ thể trong vũ trụ và tìm ra những biện pháp bảo vệ hữu hiệu để bảo đảm sức khoẻ và an toàn cho nhà du hành, cũng như hiệu suất làm việc của họ trong vũ trụ.

Tương tự khi các nhà du hành vũ trụ làm việc bên ngoài con tàu thì họ phải mặc những bộ trang phục vũ trụ có các bộ phận đơn giản có chức năng bảo hiểm tính mạng.

Những vệ tinh sinh vật dùng làm thí nghiệm động vật, sinh vật và các tên lửa sinh vật cũng cần phải có hệ thống bảo hiểm. Công năng của nó giống như hệ thống bảo hiểm sinh mạng của con tàu vũ trụ, nhưng hệ thống tổ chức đơn giản hơn nhiều.

Tại sao thực phẩm màu đen lại được mọi người yêu thích?

Trong dân gian Trung Quốc lưu truyền câu chuyện: Công chúa của Ngọc Hoàng đại đế trên thiên đình không chịu được sự cô quạnh của thiên đường đã tự ý...

Tại sao nước đun sôi có cặn trắng?

Đun sôi nước lên và bạn sẽ thấy xuất hiện các cặn, cục nhỏ, lắng đọng ở đáy ấm đun. Thực chất, đây là phản ứng hóa học xuất hiện trong quá trình đun nước...

Loài dơi bắt mồi như thế nào?

Loài dơi có cái đầu giống chuột, trên mình lại có lớp màng phủ giống lông chim. Nó treo ngược thân mình trong hang, ngày ngủ đêm đi kiếm mồi.

Khi gặp nạn trên biển, tự cứu như thế nào?

Biển cả mênh mông, thuyền bè qua lại tấp nập. Mọi người mong họ thuận buồm xuôi gió.

Ai có thể đi trên than hồng?

Bạn có thể vào phòng tắm hơi ở nhiệt độ 90 độ trong vòng mười phút nhưng lại không chịu được khi nhúng tay vào nước nóng hay kim loại ở nhiệt độ ấy....

Vì sao thủy tinh phế thải cũng gây ô nhiễm môi trường?

Từ đời nhà Đường các chế phẩm bằng thủy tinh quí như ngọc, chỉ có vương công quí tộc mới có thể sử dụng. Ngày nay, các sản phẩm thủy tinh màu sắc sặc...

Trong trứng hoá thạch của khủng long có thể tìm được những đầu mối nào?

Chúng ta biết rằng, 65 triệu năm trước, khủng long đã bị tuyệt chủng. Muốn tìm hiểu về tình hình sinh sống của khủng long lúc đó, chỉ có thể dựa vào bộ xương và trứng hoá thạch của khủng long

Vì sao mắt người lại mọc phía trước mặt?

Nhiều người nghĩ, nếu mắt người mọc ở những chỗ khác trên cơ thể thì có lẽ sẽ hay hơn. Cách nói đó có đúng không? Các nhà khoa học đã giải đáp vấn đề...

Vì sao phải làm quen với kì vọng toán học?

Một nhà doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư thường có thể phải rất mạo hiểm. Ví dụ, khi đầu tư vào hạng mục A nếu thành công có thể thu được một triệu...