Vì sao không thể tùy tiện xây dựng công trình thủy lợi?

Từ xưa đến nay, các công trình thuỷ lợi đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của con người. Về mặt phòng lũ, vận chuyển đường sông, công nghiệp đô thị, cung cấp nước sạch và tưới tiêu nông nghiệp, các công trình thuỷ lợi đều có tác dụng rất lớn, nhưng đồng thời nó cũng làm thay đổi môi trường sinh thái xung quanh. Ví dụ trong quá trình xây dựng công trình thuỷ lợi, nếu chúng ta không chú ý nghiên cứu ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với môi trường sinh thái xung quanh thì “thuỷ lợi” có thể sẽ biến thành “thuỷ hại”.

Tác dụng tiêu cực của công trình thuỷ lợi đối với môi trường biểu hiện ở các mặt sau: Thứ nhất, sau khi xây dựng công trình sẽ làm thay đổi sự phân bố nước bề mặt của vùng đó, có thể dẫn đến phá hoại sự cân bằng sinh thái vốn có, làm sản sinh hàng loạt vấn đề về môi trường.

Ví dụ ở Canađa sau khi xây dựng đập Pixơ, mực nước phía dưới đập hạ thấp ảnh hưởng đến khu vực tam giác châu ở hạ lưu, khiến cho động, thực vật vì thiếu nước mà chết nhiều. Thứ hai, hồ chứa nước thường trở thành trung tâm động đất. Xây dựng những hồ chứa nước lớn có thể dẫn đến sự xô lệch đột nhiên của các tầng địa chất. Vị trí xô lệch thường là những trung tâm động đất. Ví dụ, năm 1967 hồ chứa nước Caona của ấn Độ xảy ra động đất, trung tâm động đất vừa đúng ở phía dưới đập nước. Thứ ba, hồ chứa nước và hệ thống kênh tưới thường gây ra đất bị xói mòn, hoặc đất bị kiềm hoá. Trong thời gian xây dựng hồ chứa nước, vùng rừng thường bị phá hoại. Sau khi hồ tích nước thì xung quanh hồ ẩm ướt, một số loài thực vật có thể vì không thích hợp mà chết, thay vào đó là những quần thể thực vật háo nước, dễ dẫn đến nước xói mòn đất. Ngoài ra theo thống kê, trên thế giới hàng năm có khoảng 25 vạn ha đất vì tưới nước mà bị kiềm hoá.

Thứ tư, sau khi hồ tích nước, diện tích mặt nước tăng lên, cây cỏ mọc lên um tùm, thích nghi cho muỗi sốt rét và loài ốc phát triển, dễ khiến cho bệnh sốt rét và bệnh trùng hút máu phát triển và truyền nhiễm. Ví dụ ở Ai Cập sau khi xây đập sông Nin, vùng hạ lưu phát triển lan tràn bệnh trùng hút máu.

Do đó cần phải xem xét thận trọng đối với công trình thuỷ lợi, không thể không thông qua luận chứng khoa học nghiêm túc mà xây dựng tuỳ ý. Để tránh hoặc giảm thấp những ảnh hưởng tiêu cực của công trình thuỷ lợi đối với môi trường thì khi thiết kế, người thiết kế không những phải xét đến các vấn đề kinh tế kĩ thuật, mà còn phải xét đến vấn đề môi trường. Khi thiết kế và chọn địa điểm những công trình thuỷ lợi lớn, cần có các chuyên gia bảo vệ môi trường tham gia.

Từ khoá: Công trình thuỷ lợi.

Vì sao nói sóng hạ âm (thấp hơn sóng âm thanh) cũng làm chết người?

Năm 1948, tàu chở hàng của Hà Lan khi đi qua một eo biển đã gặp bão. Sau đó toàn thể thủy thủ đều chết một cách im lặng.

Tại sao tàu điện ngầm ngày càng trở nên quan trọng trong giao thông thành phố?

Theo dự tính, đến đầu thế kỷ XXI, số thành phố có trên một triệu dân trên toàn thế giới sẽ tăng lên hơn 400, các phương tiện giao thông truyền thống...

Vì sao chạch lại nhả bọt?

Ở những ao đầm, mương, ngòi có nhiều cá chạch sinh sống, trên mặt nước thường có nhiều bóng khí. Nếu thả vài chục con chạch trong thùng nước, thì chỉ...

Thế nào là tự động hóa văn phòng?

Tự động hóa văn phòng gọi tắt là OA, đó là kỹ thuật có tính tổng hợp nổi lên nhanh chóng từ những năm 70 của thế kỉ XX. Nó trang bị hệ thống văn phòng...

Vì sao có người nói lắp?

Nói lắp thường đưa lại nhiều phiền phức và đau khổ. Có một số người nói lắp, khi nhìn thấy người khác đọc lưu loát hoặc nói rất hùng hồn, còn bản thân...

Vì sao ong hút mật?

Để làm ra mật, ong thu thập mật hoa. Vì trong mật hoa có chứa nhiều nước nên ong cần làm việc vất vả hơn để làm khô lượng nước này.

Vì sao nói biển là kho dược liệu lớn?

Thời cổ xưa, con người chưa hiểu nhiều về biển, thường xem biển là vùng thần bí, ở đó xuất quỷ nhập thần, là mê cung của tôm cá, châu báu rất nhiều,...

Tại sao làm ống khói cao lại tốt hơn ống khói thấp?

Bất kể là ống khói của các nhà máy hay ống khói lò sưởi trong các gia đình đều được làm rất cao. Tại sao lại như vậy?

Thực sự có thể mỗi năm sao Ngưu Lang và sao Chức Nữ đều gặp nhau không?

Chạng vạng tối mùa hè, gẩn thẳng trên đỉnh đẩu của chúng ta một ngôi sao sáng rất gẩn, đó chính là sao Chức Nữ. Cách qua Ngân hà, ở hướng đông nam...