Trong lịch sử, Đài Loan đã được quy về Trung Quốc như thế nào?

Các hòn đảo quý Đài Loan từ cổ tới nay đã là lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng trong lịch sử nó đã hai lẩn bị nước ngoài xâm lược và chiếm cứ. Trải qua những cuộc chiến đấu chung của nhân dân hai bên bờ biển, Đài Loan cũng đã được quy về Trung Quốc. Năm 1624, bọn thực dân Hà Lan xâm chiếm Đài Loan, nhân dân Đài Loan đã không ngừng khởi nghĩa chống lại quyền thống trị thực dân của chúng.

Năm 1661, anh hùng dân tộc là Trịnh Thành Công đã chỉ huy nhiều vạn tướng sĩ bắt đẩu thu phục Đài Loan. Họ đổ bộ lên cảng Hoà Liêu (trong địa phận Đài Loan), do có được sự ủng hộ rất to lớn của nhân dân Đài Loan, họ tiến tới vây đánh thành Xích Khảm là nơi có tổng đốc phủ Hà Lan. Sau tám tháng chiến đấu, bọn thực dân Hà Lan cuối cùng cũng phải đẩu hàng. Trịnh Thành Công thu phục Đài Loan không được bao lâu thì mắc bệnh qua đời. Con trai ông là Trịnh Kinh lên thay ông cai quản Đài Loan.

Khi đó người làm chủ về chính trị trên Đại Lục là hoàng đế Khang Hy của triều đình Mãn Thanh, đối với Đài Loan ông ta áp dụng phương châm: “dỗ dành làm cho quy phục” và đã từng sai người vượt biển sang Đài Loan để đàm phán hoà bình với Trịnh Kinh. Nhưng hối Trịnh Thành Công còn sống, ông đã từng được vị hoàng đế lưu vong triều Nam Minh ban cho họ Chu kèm theo danh hiệu “Quốc Tính Da”, vì thế hai bố con họ Trịnh giữ thái độ chống đối đến cùng với chính phủ nhà Thanh, và các cuộc đàm phán hoà bình chẳng đem lại kết quả gì cả. Năm 1681, Trịnh Kinh qua đời, người lên kế vị là con thứ của ông ta mới mười hai tuổi tên làTrịnh Khắc Sảng.

Đến thời kỳ này, hoàng đế Khang Hy quyết định xuất quân thu phục Đài Loan. Ông ra lệnh cho đại tướng Thi Lang chỉ huy. Thi Lang vốn là tướng cũ của quân Trịnh quy hàng. Qua bảy ngày đêm kịch chiến, Thi Lang chiếm được 36 hòn đảo Bành Hồ. Trịnh Khắc Sảng thấy quyết tâm của quân đội phân tán bèn sai người đi cẩu hoà.

Năm 1684, Trịnh Khắc Sảng vâng mệnh hoàng đế Khang Hy về kinh và được phong làm nhất đẳng công tước, đồng thời Khang Hy cố hết sức lấy lòng của quẩn chúng, đặt ra Đài Loan phủ ở Đài Loan thuộc về tỉnh Phúc Kiến.

Từ đó quan hệ của Đài Loan với lục địa ngày càng thêm mật thiết, kinh tế và văn hoá cũng ngày một phát triển. Năm 1895, Đài Loan lại bị đế quốc Nhật xâm chiếm. Mãi đến năm 1945, nhân dân Trung Quốc đã chiến đấu rất gian khổ và dũng cảm, mới giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh kháng chiến chống Nhật. Vì thế Đài Loan mới trở về với Trung Quốc nhưng lại bị chia cắt. Ngày nay, nhân dân hai bên bờ biển cùng mong ngóng sớm có ngày được đoàn viên.

Tại sao động vật có thể trở thành "xưởng chế tạo thuốc" sống?

Xưởng chế tạo thuốc là nơi sản xuất dược phẩm, bãi chăn nuôi là nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Vì sao mặt nạ phòng độc lại chống được khí độc?

Tháng 4 năm 1915, vào một ngày trời râm mát, binh sĩ liên quân Anh - Pháp đang đồn trú dưới chiến hào, chiến trường hoàn toàn yên tĩnh.

Vì sao các hằng tinh phát sáng?

Nhiệt độ bề mặt các hằng tinh đạt đến hàng ngàn, thậm chí hàng vạn oC, nên chúng có thể phát ra các loại sóng điện từ bao gồm cả ánh sáng thấy được....

Vì sao chim đậu trên dây điện không bị điện giật?

Dòng điện là dòng chuyển động của các electron qua dây dẫn. Nó luôn đi theo con đường dễ dàng nhất, tức là luôn tìm con đường ít điện trở nhất để chạy qua.

Vì sao mặt đất Thượng Hải lại bị lún xuống?

Nếu đi dạo trên bờ sông Tô Châu Thượng Hải bạn sẽ thấy nhiều cầu ở đây rất thấp, cách mặt nước chẳng là bao, cho dù thuyền nhỏ cũng khó mà chui qua...

Tại sao cây thuốc lá ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đặc biệt tốt?

Trung Quốc có nhiều nơi trồng cây thuốc lá, nhưng lá cây thuốc lá ở tỉnh Vân Nam tốt nhất. Trong 13 loại thuốc lá nổi tiếng mà toàn quốc chọn lựa thì...

Tại sao nhiệt độ thấp, khô có thể giữ hạt giống được lâu?

Hạt giống cũng là một “sinh vật”, chúng cũng có một tuổi thọ nhất định. Có loại sống rất lâu, có loại sống rất ngắn.

Vì sao bật lửa lại làm bắn ra tia lửa?

Trong bật lửa có đá lửa. Chỉ cần ấn ngón tay đánh "tách" một cái là có thể làm bắn ra nhiều tia lửa.

Tại sao có cầu xây cao, có cầu xây thấp?

Tác dụng của cầu là nối liền con đường ở hai bên bờ sông, nhưng nếu cầu và đường ở hai bên bờ bằng phẳng như nhau, thì tuy có thuận tiện cho xe cộ qua...