Vì sao các nhà thiên văn dùng kính viễn vọng để quan trắc các vì sao?

Ta thường nói: "sao dày đặc", "không đếm xuể" để hình dung số sao trên trời rất nhiều. Thực ra số sao mắt thường có thể nhìn thấy không nhiều như ta tưởng tượng. Các nhà thiên văn đã tính chính xác có khoảng 6.974 vì sao mắt thường có thể thấy được. Đó chỉ là một phần nhỏ các ngôi sao trong vũ trụ. Còn có nhiều thiên thể xa xăm, tia sáng của nó chiếu đến mặt đất rất yếu, dùng mắt thường không thể thấy được. Với con mắt rất tinh, ta tưởng là có thể phán đoán được vị trí các ngôi sao chính xác, nhưng đối với các nhà thiên văn thì điều đó không đủ. Mắt thường hay bị hiện tưởng ảo giác đánh lừa, do đó các nhà thiên văn khi nghiên cứu vũ trụ phải dùng kính thiên văn để nhận được những số liệu chính xác về các thiên thể.

Đầu thế kỷ XVII, kính thiên văn quang học ra đời đã mở rộng tầm mắt của con người, đưa lại sự cách mạng to lớn cho thiên văn học. Vì đồng tử của con mắt chỉ mở rộng từ 2 - 8 mm, còn đường kính của kính viễn vọng lớn hơn nhiều, do đó kính viễn vọng có khả năng hội tụ ánh sáng của các ngôi sao rất lớn. Dùng kính viễn vọng quan trắc bầu trời thì những ngôi sao xa xăm trở nên gần hơn, sáng hơn. Kính viễn vọng quang học có đường kính 10 m thì có thể tiếp nhận được ánh sáng của các ngôi sao gấp hàng triệu lần so với mắt thường. Không những thế các nhà thiên văn còn nối các máy chụp ảnh với kĩnh viễn vọng, các thiết bị điện tử hoặc thiết bị quang phổ khiến cho độ nhạy của nó nâng cao rất nhiều, giúp thu được càng nhiều thông tin hơn về các thiên thể. Ngoài sóng điện từ của các thiên thể bức xạ ra còn bao gồm cả sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng thấy được, tia tử ngoại, tia X và tia gama.

Mắt thường của ta chỉ có thể nhìn thấy được phần ánh sáng thường, còn các nhà thiên văn cần phải quan trắc được dải sóng điện từ do các thiên thể bức xạ để khám phá bí mật của vũ trụ. Vì vậy ngoài kính viễn vọng quang học, các nhà thiên văn còn phải thông qua kính viễn vọng vô tuyến, kính viễn vọng hồng ngoại, kính viễn vọng tử ngoại, kính viễn vọng X quang và tia gama để quan trắc được các thiên thể xa xăm trong vũ trụ, cho nên các nhà thiên văn muốn triển khai công việc nghiên cứu không thể xa rời được kính viễn vọng.

Thế nào là "chất dẻo hợp kim"?

Hợp kim là một loại vật liệu rất có ích. Hợp kim có được do nguyên tử của một kim loại xen vào các khe hở giữa các nguyên tử của kim loại khác tạo...

Vì sao lúc nấc cụt không nên uống nước?

Thường thì nấc cụt phát sinh một cách đột nhiên. Bạn vừa cảm thấy phần trên lồng ngực bị co giật từng cơn rất khó chịu thì miệng đã đột nhiên phát ra...

Mắt của “cá bốn mắt” đặc biệt như thế nào?

Mỗi người khi đang bơi ở bể bơi đầu ngập trong nước và cố mở mắt để nhìn tứ phía, cảm giác những thứ nhìn thấy trong nước đều mờ mờ không rõ.

Tại sao lại xuất hiện virut máy tính?

Virut máy tính khác với virut trong cơ thể con người. Nó thật ra là những chương trình có khả năng phá hoại công việc của máy tính.

Tại sao hành tây khô còn nảy mầm được?

Hành tây thật sự có sức sống rất mãnh liệt. Nếu bạn cầm một củ hành tây lên xem xét kĩ, có thể phát hiện nó mặc thật sự nhiều “áo khoác”, lớp này sát...

Thác nước được hình thành như thế nào?

Mọi người đều biết: “Nước chảy chỗ trũng”. Nước trên lục địa đều chảy từ nơi cao xuống nơi thấp.

"Cassini" đã tiến hành quan trắc thổ tinh qua thế kỷ như thế nào?

Thổ tinh có một quầng sáng rất đẹp, khiến cho mọi người chú ý đến nó trong hệ Mặt Trời. Thành phần bầu khí quyển của thổ tinh rất phức tạp, tốc độ gió...

Vì sao nói rượu ngon là nhờ môi trường thiên nhiên tốt đẹp?

"Nước là máu của rượu”. Câu nói này không có gì quá đáng.

Sư tử và hổ, ai là kẻ mạnh hơn?

Trên thực tế, hổ sống ở Châu Á, sư tử sản sinh ở Châu Phi. Có thể nói hai loài hùng bá mỗi phương, không có cơ hội để đọ sức, để phân mạnh, yếu.