Tại sao mạng lưới giao thông ở thành phố lại xây dựng với nhiều hình thức khác nhau?

Trước kia, ai đến Bắc Kinh cũng đều có một ấn tượng sâu sắc đối với mạng lưới giao thông của thành cổ Bắc Kinh: Phần lớn các con đường đều theo hướng Đông Tây hoặc Nam Bắc, giao chéo nhau thành vô số hình vuông. Toàn hệ thống giao thông với những con đường vuông vức như bàn cờ, do đó được gọi là "phố bàn cờ". Hệ thống giao thông hình vuông này, tuy rất dễ nhận biết và quản lý, nhưng từ một góc phố này đi sang một góc phố khác, vì không có đường chéo, nên phải đi theo hai cạnh, đường đi tương đối dài.

Đường sá ở thủ đô Oasinhtơn, Mỹ tương tự như Bắc Kinh, cũng là phố bàn cờ vuông vức. Nhưng giữa các kiến trúc quan trọng như Nhà trắng, ga xe lửa, nhà Quốc hội v.v. đã tăng thêm một số đường trục rộng rãi chạy thẳng, làm cho người đi bộ và xe cộ đi lại được thuận tiện nhanh chóng.

Những năm gần đây, giao thông và đường sá Bắc Kinh đã có sự thay đổi rất lớn. Lấy Thiên An Môn làm trung tâm, ở ngoại vi cứ cách vài cây số là có một đường vành đai lớn. Đường vành đai này chạy vòng quanh khu vực thành phố, từ trong ra ngoài có đến bốn đường như vậy. Mỗi đường đều có nhiều lối ra vào nối liền với trục đường chính đi vào trung tâm của thành phố, như vậy, đã giảm rất nhiều xe cộ đi vào trung tâm trước kia, từ đầu này đến đầu kia của thành phố, có thể trực tiếp đi theo đường vành đai ở ngoài cùng, thời gian đi lại rút ngắn rất nhiều. Thực ra thì loại đường vành đai bao quanh trung tâm này, có nhiều đường chạy thẳng vào trung tâm theo đường rẻ quạt, là một mô hình quy hoạch mạng lưới giao thông ở thành phố, được lưu hành tương đối rộng rãi hiện nay trên thế giới, như Lodon, thủ đô nước Anh và nhiều thành phố trên thế giới.

Đương nhiên, tình hình cụ thể của các thành phố có khác nhau, do đó phương thức quy hoạch mạng lưới giao thông tuỳ theo bản sắc riêng của thành phố đó. Ví dụ, thành phố Thượng Hải, trên cơ sở đường vành đai chạy quanh khu trung tâm, đã xây dựng đường trên cao Nam Bắc xuyên qua trung tâm thành phố và đường trên cao ở trên đường Diên An theo hướng Đông Tây của thành phố. Ngoài ra, phố Đông Nam Kinh phồn hoa nhộn nhịp của thành phố này, trong những ngày tết và ngày lễ còn cấm xe cộ qua lại, tạo cơ hội cho người dân thành phố và khách du lịch đi ngắm cảnh, mua hàng. Thực ra không chỉ có Thượng Hải, mà Ngân Toạ - một thành phố buôn lớn nổi tiếng của thủ đô Tôkyô Nhật Bản, vào ngày tết và ngày lễ cũng quy định là phố dành cho người đi bộ, một phố lớn dài 3 km, chỉ thấy khách bộ hành chen vai thích cánh, tuyệt nhiên không có một chiếc xe nào qua lại...

Tại sao phần mềm lại gồm phần mềm hệ thống, phần mềm hỗ trợ và phần mềm ứng dụng?

Phần mềm là một đại gia đình. Những phần mềm khác nhau thường là được thiết kế cho những mục đích khác nhau.

Vì sao miền Nam Trung Quốc nhiều mỏ kim loại màu còn miền Bắc nhiều mỏ năng lượng?

Nguồn khoáng sản của Trung Quốc rất phong phú. Những loại quặng trên thế giới đã phát hiện thì hầu như ở Trung Quốc đều tìm thấy nhưng sự phân bố rất...

Vì sao con người không sống hết tuổi thọ tự nhiên?

Sinh trưởng, phát dục, già yếu, tử vong là quá trình tất yếu của sinh mệnh con người. "Trường sinh bất lão" chỉ là mơ ước thần thoại trong những câu chuyện cổ tích.

Người máy làm thế nào để chui vào cơ thể con người?

Người máy công nghiệp thông thường tựa như một cỗ máy sắt thép cồng kềnh. Nó đương nhiên không thể chui trong cơ thể con người được.

Trên thế giới chỗ nào lạnh nhất và nóng nhất?

Bạn có biết trên thế giới chỗ nào lạnh nhất và nóng nhất không? Trên thế giới chỗ lạnh nhất là Châu Nam Cực, nhiệt độ bình quân năm là -25°C, nhiệt độ...

Bài toán “một trăm con gà” thế nào?

Vào thế kỉ thứ V ở Trung Quốc có bộ sách toán nổi tiếng là “Sách toán Trương Khâu Kiện” trong đó có bài toán trăm con gà. Đem 100 đồng mua 100 con gà,...

Thế nào là dự đoán Goldbach?

Vào ngày 7-6-1742, nhà toán học Đức Goldbach đã gửi cho giáo sư Euler một dự đoán “Bất kì một số lẻ nào lớn hơn 5 đều là tổng của 3 số nguyên tố”....

Vì sao trong vũ trụ lại có hiện tượng mất trọng lượng?

Mọi vật trên Trái Đất đều chịu sức hút của Trái Đất. Đó gọi là trọng lực.

Động vật trút giận như thế nào?

Ăn miếng trả miếng, đó là phản ứng thường gặp khi xung đột giữa hai con vật xảy ra. Song có khi, chúng lại đưa ra một số động tác kỳ quặc, chuyển "cục...