Like
Share
Copy link
Từ lúc sơ sinh cho đến tuổi thanh niên, chiều cao của thân thể không ngừng phát triển. Sau lứa tuổi thanh niên, chiều cao cơ bản không tăng lên nữa. Song ở cùng một người, trong một ngày, chiều cao của cơ thể sáng và tối có khác nhau. Buổi sáng mới ngủ dậy, chiều cao thường cao hơn buổi tối một ít. Điều này có liên quan với tổ chức của các khớp xương và sự co giãn của các dây chằng.
Chiều cao biểu thị độ cao của cơ thể khi đứng, gồm độ cao của đầu, cột sống, xương chậu và chi dưới. Những bộ phận này liên kết với nhau bằng các khớp xương và dây chằng. Giữa các khớp xương là đĩa đệm với tính chất vững chắc và có độ đàn hồi cao.
Sau một ngày mệt nhọc, cơ bắp, các khớp và dây chằng trong cơ thể đều ở trạng thái căng thẳng và bị dồn nén, khiến các đốt sống ép sát vào nhau, hậu quả là chiều cao giảm. Qua một đêm ngủ và nghỉ ngơi, các đĩa đệm đàn hồi sẽ giãn ra, nhờ đó mà cột sống được chùng lỏng và trở nên dài hơn một
chút, khiến ta cao hơn.
Tại sao trong không trung lại có hiện tượng bị mất trọng lực?
Vì sao lỗ rò dễ gây vỡ đê?
Tại sao nhân sâm lại có tác dụng tẩm bổ?
Tại sao hôm trời mưa gọi điện thoại di động tạp âm rất to?
Ngoài nguỵ trang màu sắc ra, tắc kè hoa còn có bản lĩnh gì để chống lại kẻ thù?
Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Vì sao lại phải dùng dòng điện siêu cao áp để truyền tải điện đi xa?
Vì sao nói bụi bay lơ lửng gây hại lớn hơn bụi lắng?
Thế giới có bảy kỳ quan nào?