Trên bàn ăn, khi bạn gắp một miếng gà chặt hoặc miếng cá hấp thường sẽ phát hiện có một số cơ thịt màu hồng nhạt, có một số bắp thịt có màu xám trắng. Bắp thịt màu hồng nhạt khá non mịn, còn cơ thịt màu xám trắng lại thô ráp hơn.
Cùng bắp thịt của một cơ thể, tại sao lại có màu sắc không giống nhau như vậy nhỉ? Điều này phải phân tích từ chức năng sinh lí và thành phần, kết cấu tổ chức của bắp thịt.
Một bắp thịt do nhiều tế bào cơ tạo thành. Tế bào cơ có hai loại, một loại tế bào cơ khá hẹp, dịch đặc chứa trong cơ khá nhiều, thớ thịt ít, protein, mỡ chứa trong cơ thịt đỏ khá nhiều, đường glucozơ trong cơ lại ít. Quá trình chuyển hoá của tế bào cơ này là quá trình chuyển hoá cần oxy, có thể co lại được lâu, làm cho mỡ và đường bị oxy hoá phân giải hoá thành nước và đioxit cacbon, nên không bị mệt mỏi. Bởi vì protein của cơ hồng và máu cung cấp nhiều oxy, do bắp thịt tạo thành tế bào cơ này có màu hồng nhạt, nên được gọi là cơ đỏ. Còn tế bào cơ kia tương đối lớn, dịch thể trong cơ ít, thớ thịt của cơ cũ nhiều; protein cơ hồng và hàm lượng mỡ thấp, hàm lượng đường glucôzơ trong cơ cao. Tế bào cơ này có thể tiến hành trao đổi oxy, co lại nhanh và mạnh, nhưng do mỡ và đường glucôzơ chưa thể oxy hoá đầy đủ thành nước và đioxit cacbon, thường có tích luỹ sản phẩm trung gian như axit lỏng, axit axêton và axit photphoric este, rất dễ mệt mỏi, do vậy không thể duy trì sự co lại được lâu. Tế bào cơ này chứa protein hồng trong cơ ít, máu cung cấp cũng ít, do vậy bắp thịt được tạo thành có màu trắng, được gọi là cơ trắng. Hai loại cơ này đều có trong loài gà và loài cá, nhưng vị trí và số lượng của chúng có sự khác nhau.
Tổ tiên của gà là gà rừng đã qua thuần hoá nên mất đi khả năng bay lượn. Đại đa số thời gian chúng dùng chân sau nâng đỡ cơ thể đi lại rên mặt đất. Vì vậy, cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân sau, cơ ngực và các bộ phận khác lại là cơ trắng. Loài chim có thể bay lượn như chim bồ câu và các loài chim di chuyển khác thì cơ ngực phần nhiều là cơ hồng, như vậy, có thể co lại được lâu trên không trung, cử động hai cánh, đẩy cơ thể về phía trước.
Loài cá cũng có sự phân biệt giữa cơ hồng và cơ trắng. Tất cả những loại cá khi bơi giữ cơ thể cong liên tục, như cá ngừ, cá thu và cá mập..., cơ hồng ở phần thân khá phát triển. Còn lại cá vận động chậm chạp, sống ở dưới đáy hoặc trong bãi đá ngầm, như cá chép, phần thân đa số là cơ trắng, hoặc chỉ có một số cơ hồng ở trong vài bộ phận.
Trong cơ xương của một số động vật và cơ thể người, tế bào cơ trắng và tế bào cơ hồng đan xen vào nhau tạo thành bắp thịt, do vậy không có phần cơ trắng và cơ hồng rõ ràng.