Tại sao dễ nhớ những công việc chưa xong?

Trong cuộc sống, có những việc hoàn thành hôm trước, hôm sau nó đã bay sạch khỏi đầu ta, cứ như chưa hề hiện diện vậy. Ấy thế mà những việc chưa xong, những sai lầm chưa sửa lại ám ảnh ta mãi không thôi. Vì sao có hiện tượng đó?

Năm 1927, Chegoenik, một nhà tâm lý học người Đức, qua thí nghiệm đã phát hiện những hiện tượng kỳ lạ về trí nhớ. Ông cho những người tham gia thí nghiệm làm liên tục 22 đầu việc, trong đó một số việc làm trọn vẹn từ đầu đến cuối, một số đang dở dang thì ông yêu cầu họ làm việc khác. Sau khi kết thúc, ông yêu cầu họ nhắc lại tên các đầu việc. Kết quả là tuyệt đại đa số đều nói đến việc dở dang trước. Họ không những nhớ nhanh, lại còn nói rất chính xác những việc chưa hoàn thành đó. Đối với những việc đã làm xong, không sao nhớ lại được như vậy. Sau này, người ta gọi hiện tượng đó là hiệu ứng Chagoenik.

Hiệu ứng này ở đâu ra? Các nhà tâm lý cho rằng, người ta làm việc gì đều chú ý. Khi việc đã làm xong, sức căng của sự chú ý chùng xuống, còn việc dở dang thì sức căng vẫn tiếp tục. Điều đó có nghĩa là điểm hưng phấn trong não đối với việc chưa xong không dễ gì mất đi, do đó người ta cũng khó quên được.

Trong đời sống có rất nhiều biểu hiện của hiệu ứng Chagoenik. Thí dụ, ta đã ghi việc định làm vào sổ tay, vậy mà đến lúc phải làm ta lại quên đi. Đó chính là vì khi ghi vào sổ, ta có cảm giác như đã xong một việc, thế là việc thật sự phải làm sẽ quên đi. Có những học sinh, trước khi đi thi, bài vở thuộc làu làu, vậy mà thi xong lại quên sạch. Đó chính là bệnh quên tâm lý “đại sự đã xong”, “gánh nặng trút bỏ”.

Trong cuộc sống bạn có thể vận dụng hiệu ứng Chagoenik để thực hiện các mục đích của mình. Thí dụ: nếu bạn muốn ai đó ghi nhớ việc gì, bạn không nên thao thao bất tuyệt nói hết, dặn dò đầu đuôi một cách rất cẩn thận. Bạn đừng ngại bớt lại chút ít để người đó đoán việc. Như vậy người ta sẽ nhớ rất kỹ. Bất kể môn học nào, bạn cũng nên tạo cho mình cảm giác còn chưa hiểu hết, muốn hiểu thêm. Luôn đặt cho mình trạng thái “chưa xong việc” để hiệu ứng Chagoenik phát huy tác dụng. Học tập luôn có động cơ, bạn sẽ tiến bộ rất nhanh.

Tốc độ cao bao nhiêu mới thoát khỏi sức hút của Trái đất?

Trên mặt đất, dù ta ném lên trời một vật gì, chúng luôn rơi lại mặt đất, cho dù lực ném mạnh đến đâu thì các vật nhiều nhất cũng chỉ đi được một vòng...

Xà phòng giặt, xà phòng thơm, xà phòng y học có gì khác nhau?

Vào thời xa xưa người ta đã biết dùng quả bồ kết để giặt quần áo. Ở Châu Âu, thời xưa người ta đã biết dùng tro cây cỏ, mỡ sơn dương và nước để chế...

“Thế nào là sự nhảy vào “hố đen” của các con số?

Chúng ta hãy làm một cuộc du lịch thú vị vào thế giới những con số. Mời các bạn tuỳ ý viết một con số có ba chữ số (phải có các chữ số không hoàn toàn...

Chiếc chậu đựng đầy nước và băng, khi băng tan nước có chảy ra ngoài?

Đặt một cục băng vào trong chậu, sau đó đổ nước đầy chậu, khi đổ sẽ có một phần băng nổi trên mặt nước

Vì sao phải mở rộng "sản xuất sạch"?

Thuật ngữ “Sản xuất sạch” do Cục Quy hoạch môi trường Liên hợp quốc đề xuất năm 1989. Nó bao gồm hai nội dung là quá trình sản xuất sạch và sản phẩm...

Vì sao với xăng chỉ cần châm lửa là bắt cháy, còn dầu hoả lại phải dùng bấc mới đốt cháy được?

Xăng và dầu hoả đều được chế tạo từ dầu mỏ. Chúng là "anh em ruột thịt với nhau".

Tại sao cà phê và chè có tác dụng làm tỉnh táo đầu óc?

Cà phê, chè và ca cao vốn được coi là ba loại đồ uống nổi tiếng trên thế giới. Cà phê là do quả cà phê thuộc thực vật họ khiếm thảo gia công thành,...

Vì sao mùa xuân và mùa thu lại thích hợp với việc câu cá?

Ở các thuỷ vực gẩn bờ biển Nhật Bản có rất nhiều loại cá thích sống ở vùng nước ấm 16 - 25 độ C Vào mùa xuân nước ở gẩn bờ biển ấm dẩn, các loài cá ưa...

Tại sao gấu Bắc Cực không có tư thế ngủ nhất định?

Nếu bạn chú ý quan sát động vật ngủ thì sẽ phát hiện ra rằng, hầu như chúng đều có tư thế ngủ cố định, và đều có ý đồ nhất định. Ví dụ, khi chó ngủ...