Tại sao những cây sống ở bãi biển và đầm lầy đều có rễ phụ?

Chúng ta biết rằng cuộc sống và sự sinh trưởng của thực vật không tách rời khỏi nước. Nếu không có nước thực vật sẽ bị khô héo, thậm chí bị chết. Thế nhưng nếu lượng nước trong đất quá nhiều hoặc bị nước phủ ngập thì không khí trong các khe đất sẽ bị nước bịt kín, khiến cho đất trở thành một môi trường thiếu không khí, điều này sẽ gây nguy hại đến quá trình sống của thực vật. Có người nói nếu lượng oxi trong đất giảm xuống 10% thì chức năng của bộ rễ thực vật sẽ bị phá hỏng, khi giảm xuống 2% thì bộ rễ sẽ bị chết. Bãi biển và đầm lầy chính là những môi trường sinh thái luôn luôn ngập nước.

Tuy nhiên thực vật trong quá trình tiến hóa cũng đã tạo ra những loại cây trồng thích nghi với môi trường thiếu oxi, chúng được gọi là thực vật đầm lầy. Thực vật này có chung một đặc điểm là có bộ rễ đặc biệt mọc ngược lên trên mặt đất, lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất gọi là rễ phụ. Trên bề mặt rễ phụ có các lỗ thô to, bên trong rễ có các khe giữa các tế bào, có thể dự trữ không khí. Đây là một tổ chức thông khí đặc biệt của thực vật đầm lầy, nó có thể giúp cây sinh trưởng được trong vùng đầm lầy hay bãi biển thiếu oxi. Đương nhiên hình dáng của rễ phụ của thực vật đầm lầy tùy mỗi loại lại khác nhau, chúng có hình tròn, hình chiếc gậy, hình ngón tay...

Thực vật có rễ phụ rất nhiều, ví dụ như cây trám sống ở ven bờ biển, các loại cây ở Trung Quốc như cây tùng nước, là một trong những loại cây còn sống sót sau những biến động, nó là loại thực vật đầm lầy nước ngọt ven biển Đông Nam Trung Quốc, ở gốc cành cây đều có những chiếc rễ phụ có dạng quỳ gối mọc ra cao thấp khác nhau trông rất kì lạ. Tại những đầm lầy nước ngọt ở vùng nhiệt đới cũng thường thấy nhiều loại thực vật có rễ phụ, như cây thanh đàm tím dùng làm thuốc ở Châu Mỹ, cây hoàng ngủa và cây keo đỏ ở Kalimantan, cây cột mũ lông ở Nigêria, cây sâm đằng hoàng ở Guyana v.v.

Rễ phụ của thực vật ngoài tác dụng hô hấp ra còn có chức năng bảo vệ đê điều, ngăn sông, thoát bùn đọng v.v.

Trên tàu hoả có thể gửi thư được không?

Nếu bạn đã viết xong thư, nhưng vì vội lên tàu không kịp gửi, hoặc đang đi tàu mà muốn viết thư cho người nhà hoặc bạn bè, thì làm thế nào?

Có phải 9 hành tinh lớn sắp xếp thành chữ thập sẽ gây ra tai hoạ không?

Như ta đã biết, 9 hành tinh lớn của hệ Mặt Trời mỗi hành tinh có quỹ đạo riêng và quay quanh Mặt Trời với chu kỳ khác nhau. Có lúc Mặt Trời và 9 hành...

Cực quang là hiện tượng như thế nào?

Vào những đêm trời quang mây tạnh, trên vùng trời ở hai cực Trái đất thường liên tiếp xuất hiện những dải ánh sáng màu hồng, lam, vàng, tím..

Con người lợi dụng thuỷ triều để phát điện như thế nào?

Hiện tượng thủy triều, hải lưu và sóng đều là những phương thức vận động chủ yếu của nước biển. Người ta lợi dụng sự lên xuống của thuỷ triều để chạy các tua bin của máy phát điện.

Tại sao giống tốt nhập ở một vùng, trồng ở vùng khác thường không ra hoa hoặc chỉ ra hoa không kết quả?

Đã từng xảy ra một câu chuyện. Người nông dân ở Quảng Đông, Trung Quốc thấy Hà Nam có một loại lúa mì lớn rất tốt, có thể kết rất nhiều hạt, có thể...

Vì sao có động đất?

Bề mặt Trái Đất hầu như rất yên tĩnh, cho nên hễ nói đến động đất người ta luôn cho rằng đó là việc hiếm thấy. Thực ra hoàn toàn không phải thế.

Vì sao hạt trai lại sáng óng ánh?

Ngọc trai do một loại sò ngọc tiết ra trong quá trình sinh trưởng. Khi có các hạt cát, ký sinh trùng hoặc dị vật bất kỳ, ngẫu nhiên lọt vào trong vỏ...

Đá hồng ngọc được hình thành như thế nào?

Chắc bạn từng thấy: khi máu gà nhỏ giọt vào rượu hoặc trên phiến gạch trắng sẽ hình thành hình vết loang rất đẹp.

Tại sao động vật có thể cho chúng ta cảm giác yêu hoặc ghét?

Vấn đề này đã gây nên sự chú ý của các nhà khoa học. Qua điều tra thống kê, họ đã phát hiện được phản ứng yêu ghét của loài người đối với động vật chủ yếu xuất phát từ 3 phương diện...