Vì sao việc uống thuốc, tiêm thuốc có thể giúp chữa được bệnh?

Mọi người trong cả cuộc đời khó tránh khỏi có lúc bị ốm; phải uống thuốc, phải tiêm thì bệnh mới khỏi. Vì sao uống thuốc và tiêm có thể chữa được bệnh?

Nguyên là việc uống thuốc hay tiêm thuốc thực chất đều là sử dụng hóa chất để chữa bệnh. Chúng được đưa vào cơ thể theo những phương thức khác nhau. Thông qua tuần hoàn máu, thuốc sẽ đến những chỗ cần thiết để phát huy tác dụng, từ đó mà chữa được bệnh.

Bệnh tật vốn muôn màu muôn vẻ, ví dụ như cảm, viêm phổi... Ngay chứng cảm cũng biểu hiện đủ dạng như đau đầu, lên cơn sốt. Do đó, các loại "vũ khí" chữa bệnh cũng theo đó mà ra đời. Có loại vũ khí sát khuẩn, diệt vi khuẩn như thuốc kháng sinh, có loại vũ khí tấn công các tế bào khối u như thuốc kháng u. Hơn nữa, mỗi loại lại có nhiều dạng thuốc khác nhau, giống như vũ khí đánh trận có súng máy, súng ngắn, súng trường.

Cho dù là loại bệnh gì, dù theo đường uống hay đường tiêm, việc dùng thuốc vẫn không ngoài mục đích chữa nguyên nhân (loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh) hoặc chữa triệu chứng (loại bỏ các biểu hiện bệnh). Ví dụ: Một em bé viêm phổi vì nhiễm khuẩn sẽ xuất hiện các chứng sợ rét, sốt cao, ho, đau ngực... Bác sỹ sẽ cho em tiêm thuốc kháng sinh để chiến đấu với vi khuẩn; cho uống thuốc hạ nhiệt, giảm đau (thuốc sẽ tác dụng vào trung khu điều tiết nhiệt độ của cơ thể, ra lệnh giãn mạch máu da và thải mồ hôi để giải nhiệt, đồng thời đến những nơi bị tổn thương để ức chế cơn đau). Bệnh nhân cũng được dùng thuốc trấn ho, hóa đờm để ức chế phản xạ ho, làm loãng dịch đờm.

Bệnh nhân uống hoặc tiêm thuốc, thuốc sẽ có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để đạt được mục đích chữa bệnh. Ví dụ: Khi bệnh tim nặng làm cho lực tim suy kiệt, bệnh nhân vì thiếu ôxy mà thở gấp, môi tím, có thể xuất hiện phù nước. Sau khi uống hoặc tiêm thuốc trợ tim, thuốc sẽ trực tiếp tiếp xúc với tim, làm tăng lực co bóp của cơ tim, nâng cao công năng của bộ phận này. Đó chính là tác dụng trực tiếp của thuốc trợ tim. Thông qua tác dụng trợ tim, bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn, đó là tác dụng gián tiếp của thuốc trợ tim.

Đa số các chất hóa học khi được dùng với liều lượng thích đáng sẽ phân biệt được mục tiêu cần công kích, nó chỉ gây tác dụng với một số tổ chức hoặc cơ quan nào đó; đối với những tổ chức hoặc cơ quan khác thì tác dụng rất ít, thậm chí hầu như không hề ảnh hưởng. Y học gọi đó là tác dụng lựa chọn.

Vì sao Thượng Hải phải cắt dòng nước, hợp lưu để thải?

Thượng Hải là một thành phố đặc biệt ở vùng duyên hải phía đông Trung Quốc. Mục đích phát triển của nó là trở thành trung tâm kinh tế, tiền tệ, mậu...

Đường cao tốc tự động có gì đặc biệt?

Giả sử bạn nhìn thấy một người lái xe ngồi trong ô tô mà không cần làm gì cả, ô tô vẫn cứ chạy đến nơi mà anh ta muốn, bạn sẽ khẳng định rằng đó là...

Tại sao có thể quản lý giao thông bằng máy tính?

Tình hình giao thông của một thành phố thường phản ánh trình độ hiện đại và trình độ văn minh của thành phố này. Thế nhưng, quản lý giao thông an...

Tại sao dùng tia X có thể chẩn đoán được bệnh trong cơ thể người?

Tia X quang còn gọi là tia Rơnghen, do nhà khoa học người Đức W.C Rơnghen phát hiện ra vào năm 1895. Lúc đó, do không biết tia đó là gì nên người ta đặt tên cho nó là tia X quang.

Câu nói "người khỏe mọc tóc, người yếu mọc móng tay" có cơ sở khoa học không?

Người ta dù khỏe hay yếu thì tóc và móng tay vẫn không ngừng sinh trưởng. Tóc có tuổi thọ trung bình 2-6 năm, lâu nhất có thể đạt 25 năm.

Thế nào là sao siêu mới?

Theo những ghi chép trong sử Trung Quốc thì thời Bắc Tống người ta phát hiện một "vị khách" trên bầu trời, ban ngày cũng có thể nhìn thấy, sự kiện đó...

Tại sao rừng có thể điều tiết khí hậu?

Mọi người thường nói rừng là một kho chứa nước phong phú của thiên nhiên, là bộ máy điều tiết khí hậu, cũng là vệ sĩ để giữ nước cho đất.

Mắt thú ăn thịt khác mắt thú ăn cỏ như thế nào?

Nếu để ý, bạn sẽ nhận thấy một hiện tượng rất thú vị. Với các loài thú ăn thịt như sư tử, hổ, báo, chó sói…, mắt của chúng đều nằm phía trước phần...

Vì sao khi triều lạnh mới đến có lúc mưa hoặc tuyết rơi, nhưng có lúc trời trong sáng?

Mỗi lần không khí lạnh từ phương Bắc tràn xuống phương Nam, gặp không khí nóng ở đó thì thời tiết thường phát sinh biến đổi. Có lúc không khí lạnh vừa...