Vì sao khi no thì dù thức ăn ngon mấy cũng không cảm thấy thèm?

Trong não người có 2 trung khu thần kinh khống chế hành vi thèm ăn, tạm gọi là trung khu thèm ăn và trung khu no. Khi bụng đói, trung khu thèm ăn hưng phấn cao độ, khiến ta ăn gì cũng cảm thấy ngon. Lúc bụng no, trung khu no hưng phấn khiến sự thèm ăn giảm xuống, vì vậy mà ta không thích ăn nữa.

Vậy đại não làm thế nào để nhận được các thông tin đói hay no của bụng truyền lên? Điều này có liên quan trực tiếp với độ khẩn trương của cơ trơn trên thành dạ dày. Khi độ khẩn trương của cơ trơn trên thành dạ dày giảm thấp, cảm giác thèm ăn sẽ mất đi và ngược lại. Yếu tố này được quyết định bởi sự co bóp của dạ dày. Khi dạ dày tiêu hóa thức ăn, chỉ có bộ phận ở gần thập nhị chí tràng (cuống trên dạ dày) co bóp. Dạ dày rỗng dần, phạm vi co bóp cũng tăng lên. Đến khi hết thức ăn thì toàn bộ dạ dày sẽ co bóp với lực càng lúc càng mạnh, độ khẩn trương của cơ trơn trên thành dạ dày đạt đến đỉnh cao. Điều này làm hưng phấn cơ quan cảm thụ trong thành dạ dày. Tín hiệu được truyền đến đại não, làm trỗi dậy cảm giác đói, từ đó mà kích thích "trung khu thèm ăn".

Ngược lại với quá trình trên, khi bụng đã no, lực co bóp giảm xuống, độ khẩn trương của các cơ trơn trên thành dạ dày cũng giảm. Tín hiệu đó được truyền đến trung khu no của đại não, cảm giác thèm ăn sẽ mất đi.

Vì sao nhân dân một số vùng dễ bị bướu cổ?

Ở những vùng núi rừng, người dân thường mắc bệnh bướu cổ (y học gọi là phù tuyến giáp trạng địa phương). Nguyên nhân chủ yếu nhất là hàm lượng iốt...

Tại sao có một số cây có thể chiết cây?

Có một số thực vật có thể giâm cành để sống, đó là một sự gợi ý đạt được trạng thái sinh tồn của thực vật tự nhiên. Cũng giống như vậy, có một số thực...

Tại sao cây thường xuân lại có thể leo lên tường cao?

Cây thường xuân có thể leo lên trên tường cao một cách ngay ngắn, xum xuê nên con người gọi nó là “thực vật làm xanh hóa”. Trong các khu vườn, ta thường thấy cây thường xuân leo được rất cao, lên các bức tường đá và thân cây

Tại sao ô tô khi chạy phải hạn chế tốc độ?

Năm 1885, một người Đức đã chế tạo chiếc ô tô bốn kỳ chạy bằng động cơ đốt trong đầu tiên trên thế giới. Suốt quá trình lịch sử phát triển hơn 100 năm...

Liệu Acximet có thể thực sự nhấc được cả trái đất?

Nhà khoa học Hy Lạp cổ đại Acximet cho rằng thông qua đòn bẩy, chỉ cần sử dụng một lực rất nhỏ, có thể đưa một vật có khối lượng lớn lên cao.

Vì sao sét dễ đánh vào những vật cao đứng đơn độc?

Đáy các đám mây mưa giông thường tích điện. Điện năng này khiến cho mặt đất phát sinh cảm ứng, sản sinh ra những đám tích điện ngược dấu.

Vì sao Lhasa được mệnh danh là “Thành phố ánh dương”?

Mở tư liệu khí tượng của Lhasa, chúng ta có thể nhìn thấy, bình quân mỗi năm ánh Mặt Trời chiếu sáng thành phố Lhasa có tới hơn 3005.3 giờ đồng hồ,...

Tại sao chủng loại thực vật trên núi nhiều hơn so với đồng bằng?

Tất cả những núi cao đều là trùng điệp liền nhau, nơi hang động, khe núi sâu, địa hình cao thấp không bằng nhau làm cho khí hậu ở những vùng này có sự...

Vì sao cục tuyết càng lăn xa càng to ra?

Cục tuyết càng lăn càng to thường được mọi người giải thích là dựa vào lực kết dính trong quá trình lăn. Tuyết lăn trên mặt đất sẽ dính vào và to ra.