Sinh sản bằng trứng và sinh sản bằng con như thế nào?

Những người đã từng nuôi cá đều biết, rất nhiều loài cá sinh sản bằng cách đẻ trứng như cá vàng, điều này quá đỗi quen thuộc với chúng ta. Nhưng có một số loài chỉ cần quẫy quẫy đuôi thì những con cá nhỏ tí xíu được sinh ra. Điều này rất không bình thường nhưng không chỉ có cá làm như vậy mà loài rắn cũng có đặc tính này. Có điều, cho dù là cá hay là rắn thì phương thức sinh sản của chúng cũng có sự khác biệt về bản chất so với phương thức sinh sản của người và động vật có vú khác như trâu, bò, dê,...

Trong giới động vật có vú, nếu con đực và cái sau khi giao phối sẽ xảy ra quá trình thụ tinh, những tinh trùng sau khi thụ tinh sẽ nằm ở tử cung của con cái và chúng sẽ phát triển hoàn chỉnh nhờ vào sự cung cấp dinh dưỡng qua cơ thể của con cái. Cuối cùng, chúng sẽ hình thành một cơ thể nhỏ và phương thức sinh sản này gọi là phương thức đẻ con. Quá trình phát triển của cơ thể nhỏ hoàn toàn phụ thuộc vào cơ thể mẹ, nếu thiếu điều kiện dinh dưỡng của mẹ thì sẽ làm cho bào thai bên trong bị chết.

Mặt khác, chúng ta đều biết các loại gà đều sinh sản bằng cách đẻ trứng. Một quả trứng đã được thụ tinh trong điều kiện ấp sẽ nở ra một con gà con. Trong vỏ trứng đó có chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển của gà con như protêin, mỡ, đường, vi sinh tố, muối vô cơ, men... Cho dù là một con đà điểu nặng hơn 10 kg thì cũng được sinh ra từ trứng đà điểu. Rùa, thạch sùng và phần lớn họ nhà rắn cũng đều sinh sản bằng phương thức này. Kiểu sinh sản tách khỏi cơ thể mẹ mà hoàn toàn phụ thuộc vào các chất dinh dưỡng có trong trứng đã được thụ tinh gọi là sinh sản đẻ trứng.

Trong lịch sử phát triển sự sống mấy tỉ năm, có một số loài để bảo vệ sự phát triển của loài đã có sự thay đổi phương thức sinh sản kì diệu. Chúng mặc dù không có đủ điều kiện để sinh sản bằng cách đẻ con nhưng chúng lại cất những trứng đã được thụ tinh vào trong cơ thể mà đáng ra phải để ở bên ngoài. Điểm không giống với quá trình phát triển của bào thai của động vật có vú là trứng được thụ tinh ở trong cơ thể mẹ nhưng không được hưởng các chất từ cơ thể mẹ mà nó hoàn toàn dựa vào các chất dinh dưỡng của bản thân trứng đã được thụ tinh. Tuy nhiên, cả quá trình phát triển trong cơ thể mẹ nó sẽ tìm được một môi trường bảo vệ an toàn nhất và tỉ lệ sống để duy trì thế hệ sau được đảm bảo nhất. Vì vậy, chúng đã lựa chọn hình thức sinh sản này. Xét về hình thức sinh sản này giống như kiểu đẻ con nhưng thực chất lại hoàn toàn giống với sinh sản đẻ trứng.

Nếu quan sát kĩ, có thể phát hiện các loài động vật sinh sản bằng đẻ trứng, mỗi lần đẻ trứng thì số lượng trứng rất nhiều. Như vậy, cho dù có bị mất một ít thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc duy trì nòi giống. Còn các loài động vật đẻ con số lượng tương đối ít nhưng khả năng sống cũng rất cao. Điều này có thể coi là một kiểu "ưu sinh ưu dưỡng".

Vì sao có loại vật liệu sơn phòng hoả?

Từ thời rất xa xưa, từ khi con người biết dùng lửa để nướng thức ăn, chống rét, xua đuổi mãnh thú, lửa đã từng có những đóng góp to lớn cho sự tiến bộ...

Nên rèn luyện tay trái ra sao?

Thực tế, hai bán cẩu não vừa có sự phân công, hợp tác, bổ sung, vừa hạn chế và bù đắp cho nhau. Thông thường, hai bán cẩu não hợp tác với nhau cùng...

10 loài vật nguy hiểm nhất thế giới

Chúng là những sinh vật nổi danh từ lâu như sư tử, cá mập trắng hay rắn mang bành, đến những loài quá quen thuộc xung quanh mà thậm chí bạn quên mất...

Làm thế nào để rút các khoáng chất trong nước biển ra?

Nước biển màu xanh nên có tên gọi đẹp là "Kho báu màu xanh". Theo tính toán, trong nước biển chứa 17 triệu tỉ tấn natri, 2,1 triệu tỉ tấn magie, 60...

Vì sao tuổi càng cao càng sợ lạnh?

Cuối mùa thu, khi thanh niên còn mặc áo sơ mi thì người già đã phải mặc áo len. Đến mùa đông, người già càng sợ lạnh; tuổi càng cao càng sợ lạnh.

Múi giờ trên thế giới được phân chia như thế nào?

Ta thường lấy vị trí Mặt Trời đi qua trên bầu trời làm tiêu chuẩn để tính thời gian. Mỗi lần Mặt Trời đi qua đường tý - ngọ trên trời là 12 h trưa của...

Vì sao máu của động vật bậc thấp không có màu đỏ?

Quan niệm rằng cứ máu là đỏ đã ăn sâu vào chúng ta đến mức, ta không nhận ra rằng còn có những loài máu trong như nước, nhờ nhờ vàng hoặc hơi xanh....

Vì sao dạ dày không tự tiêu hóa mình?

Thực phẩm mà ta ăn vào trước hết phải qua miệng và thực quản, sau đó đi vào dạ dày - bộ phận lớn nhất của đường tiêu hóa. Dạ dày giống như một cái...

Vì sao máy tính điện tử lại cần hệ đếm nhị phân?

Vì trên hai bàn tay có 10 ngón tay mà loài người đã phát minh ra hệ đếm thập phân. Máy tính điện tử rõ ràng không có mối liên hệ tự nhiên với hệ đếm...