Tại sao có một số thực vật khi ra mầm, lá non lại có màu hồng?

Mùa xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc. Nếu bạn quan sát sự hình thành màu xanh của cây sẽ thấy rất thú vị. Hãy nhìn cây liễu bên bờ hồ, hàng ngàn vạn nhành liễu, đầu tiên nứt ra một lỗ nhỏ, sau đó nhú lên mầm xanh, không lâu sau thì trở thành một màu xanh non mơn mởn. Tuy nhiên nếu bạn nhìn kĩ vào sâu bên trong thì sẽ thấy còn một màu hồng phơn phớt nữa. Có rất nhiều loài cây cỏ trước khi ra màu xanh thì có mầm non, lá mới mang màu đỏ.

Chúng ta đều biết, màu xanh của thực vật là từ chiếc lá xanh nhưng chất diệp lục của nó vốn không phải sinh ra đồng thời với lúc nảy mầm, nó thường được tạo ra muộn hơn bởi vì chất diệp lục vốn cũng gồm nhiều nguyên tố hình thành trong điều kiện phức tạp.

Cành non ra mầm cây giống như sinh con vậy. Đứa con phải nhờ có sữa mẹ để phát triển, mầm cây cũng phải dựa vào các cơ quan trong cơ thể của nó để cung cấp chất dinh dưỡng. Sau khi đứa bé trưởng thành đến một giai đoạn nhất định thì sẽ mọc răng và dần dần biết ăn các loại thức ăn. Mầm cây cũng như vậy, sau một giai đoạn nhất định chất diệp lục sẽ được sản sinh. Thế nhưng sự tạo ra chất diệp lục có trong lá non của mỗi loài cây lại khác nhau, có cây tạo ra chất diệp lục sớm, lá cây sẽ nhanh chóng chuyển sang màu xanh; có cây lại tạo ra chất diệp lục muộn thì lá cây sẽ phát triển chậm hơn.

Trong cơ thể thực vật có một chất gọi là quỳ, nó vẫn tồn tại trước khi chất diệp lục được tạo ra, tất cả những màu sắc tuyệt vời của hoa về cơ bản là do phép biến hóa của chất quỳ, chất quỳ không chỉ mang màu sắc cho hoa mà còn nhuộm cả màu hồng cho mầm cây và lá non. Thực ra cành non, mầm lá không những chỉ có màu hồng mà cũng có màu tím, hơi có màu lam và màu vàng nữa.

Tại sao không vứt hết rác vào núi lửa để tiêu hủy?

Nhiều quốc gia xây dựng lò đốt để xử lý rác, vậy tại sao không vứt hết chúng vào miệng núi lửa?

Vì sao không nên uống nước ngay sau khi ăn trái cây?

Sau mỗi bữa ăn, uống nước sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Nước khi đó sẽ có tác dụng cải thiện tiêu hóa. Tuy nhiên, uống một ly nước ngay sau khi ăn trái cây có thể gây hại nhiều hơn là lợi.

Xà phòng giặt, xà phòng thơm, xà phòng y học có gì khác nhau?

Vào thời xa xưa người ta đã biết dùng quả bồ kết để giặt quần áo. Ở Châu Âu, thời xưa người ta đã biết dùng tro cây cỏ, mỡ sơn dương và nước để chế...

Người đầu tiên bay vào vũ trụ là ai?

Ngày 12 tháng 4 năm 1961, Gagarin người Liên Xô đã đáp con tàu vũ trụ "Phương đông" bay một vòng quanh Trái Đất, mất 108 phút, trở thành nhà du hành...

Làm thế nào để phân biệt được "vua khỉ" trong đàn khỉ?

Trong vườn thú, nơi hấp dẫn mọi người nhất có thể chính là núi khỉ. Trong một khoảng đất không lớn lắm, các con khỉ nhảy nhót, đuổi bắt chơi đùa với...

"Tiếng nói Trái đất" là gì?

Tháng 8 và tháng 9 năm 1977 con người phóng thành công các thiết bị thám hiểm "Người lữ hành số 1" (Voyager 1) và "Người lữ hành số 2" ra ngoài hành...

Tại sao tắc kè hoa lại có thể đổi màu?

Tắc kè hoa là một loài động vật bò sát, sống ở trong các rừng cây như ở Mađagatxca, lục địa Châu Phi, Anatolia, ấn Độ... Nó thường chờ đợi lặng lẽ trên cành cây, hai mắt đảo đi đảo lại theo các hướng khác để quan sát.

Chất xúc tác trong cơ thể sinh vật có tác dụng gì?

Bất kể động vật, thực vật hay loài người, trong cơ thể đều tồn tại các loại chất xúc tác, hoạt động sống của chúng đều không thể tách rời sự giúp đỡ của chất xúc tác.

Chiếc chậu đựng đầy nước và băng, khi băng tan nước có chảy ra ngoài?

Đặt một cục băng vào trong chậu, sau đó đổ nước đầy chậu, khi đổ sẽ có một phần băng nổi trên mặt nước