Tại sao có một số kí sinh trùng có ích với loài người?

Nhắc đến kí sinh trùng, không khỏi làm cho người ta cảm thấy đáng ghét, bởi vì kí sinh trùng mà mọi người quen thuộc nhất chính là giun đũa, nó thích kí sinh trong đường tiêu hoá của trẻ em từ 5 - 10 tuổi, hút chất dinh dưỡng trong cơ thể làm cho trẻ em thiếu dinh dưỡng, phát triển không tốt.

Cùng với sự phát triển của ngành y học và sự coi trọng của con người đối với sức khoẻ, tỉ lệ bệnh kí sinh trùng mà loài người mắc phải trong các loại bệnh tật đã giảm xuống nhanh chóng. ở một số nước và thành phố, loại bệnh này hầu như không còn xuất hiện nữa. Điều này phải được coi là đáng mừng. Song các chuyên gia lại phát hiện, cùng với sự giảm xuống nhanh chóng của bệnh kí sinh trùng, một số bệnh dị ứng không ngừng tăng lên như bệnh dị ứng phấn hoa, nguyên nhân tại sao vậy?

Hoá ra, trong cơ thể người có một loại kháng thể gọi là "cầu miễn dịch protein E" kết hợp cùng với các tế bào lớn như niêm mạc, da..., khi chúng ở trạng thái kết hợp, như gặp phải các kháng nguyên như phấn hoa, ve-bet... xâm nhập vào cơ thể con người thì "cầu miễn dịch protein E" cũng vứt bỏ trạng thái vốn có để kết hợp với chúng, các tế bào lớn lại thừa cơ phóng ra các chất hoá học như tổ chức amin, từ đó dẫn đến nhiều chứng bệnh như hắt xì hơi, chảy nước mũi, ngứa ngáy...

Nhưng nếu như trong cơ thể con người đã có kí sinh trùng thì "cầu miễn dịch protein E" xuất hiện trong cơ thể sẽ có một chút thay đổi, chúng ta gọi nó là "cầu miễn dịch protein E không đặc biệt". Sự kết hợp giữa kháng thể loại này với các tế bào lớn rất bền vững. Khi những kháng nguyên như phấn hoa, ve-bet... xâm nhập vào thì chúng sẽ "dũng cảm xông ra". Như vậy thì các tế bào lớn cũng không có cơ hội phóng ra những chất hoá học như tổ chức amin và bệnh dị ứng cũng sẽ không xuất hiện nữa.

Xem ra, kí sinh trùng cũng không phải là không có ích đối với loài người, ít nhất có một số kí sinh trùng có thể ngăn chặn được sự xuất hiện của bệnh dị ứng. Đương nhiên, nếu như kí sinh trùng này vừa không có hại đối với loài người lại vừa có thể giúp loài người chống lại bệnh tật thì đó là điều rất tốt.

Vì sao phải đánh giá ảnh hưởng của môi trường?

Trong công tác bảo vệ môi trường, xử lí ô nhiễm chỉ là hành vi “cứu vớt”, sự bảo vệ đích thực phải là công tác dự phòng. Đánh giá ảnh hưởng môi trường...

Bản đồ mây vệ tinh được chụp như thế nào?

Hàng ngày trên ti vi đều có tiết mục dự báo thời tiết. Bản đồ mây từ vệ tinh khí tượng hiện trên màn hình phản ánh thời tiết của Trái Đất đang biến...

Vì sao khu vực trung hạ lưu sông Trường Giang có rất nhiều ao hồ?

Khu vực trung hạ lưu sông Trường Giang, đất đai màu mỡ, nhiều ao hồ, theo thống kê chưa hoàn chỉnh, tổng diện tích đất trũng hồ ao ở đây đạt tới hơn...

Vì sao trên Mặt Trăng có nhiều núi hình vòng như thế?

Dùng kính viễn vọng quan sát bề mặt Mặt Trăng ngoài những đồng bằng rộng lớn và một số ngọn núi cao mà ta nhìn thấy, còn có thể thấy được rất nhiều...

Vì sao phải xây dựng các khu bảo tồn biển tự nhiên?

Biển là cái nôi của sự sống. Ngày nay ở đó còn sinh sống hơn 20 vạn loài sinh vật, Theo thống kê, giới động vật học có 32 họ loài, trong đó có 23 họ...

Gien là gì?

Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu là quy luật cực kì thường thấy trong giới tự nhiên. Tại sao trồng dưa lại không được đậu? Đó là do đặc tính di...

Khi tàu hoả chạy trong đường hầm, việc thu phát thông tin vô tuyến như thế nào?

Trước kia trên tàu hoả rất khó thu được tín hiệu vô tuyến điện, vì toa tàu được làm bằng kim loại, phần lớn các sóng điện từ trong phạm vi sóng trung...

Vì sao mật có sỏi?

Ở bên phải bụng trên của cơ thể có một hệ thống đường mật gồm túi mật và ống mật, trong đó có dịch mật (được sản xuất tại gan, mỗi ngày 50-100 ml)....

Vì sao có thể dùng tiếng ồn làm hình phạt?

Thời Trung Quốc cổ đại người ta đã dùng tiếng chuông để xử tử phạm nhân. Họ trói phạm nhân vào một cái chuông to, dùng tiếng chuông kích thích khiến...