Con rồng ở truyền thuyết là loài động vật nào?

Chúng ta thường nói: rồng cuốn hổ ngồi; long phượng hiện hình; dường như trên Trái Đất đúng là đã từng xuất hiện loại động vật này, nhưng những nhà khảo cổ học thì cho rằng trên thực tế rồng chỉ là một loài động vật do con người tưởng tượng ra. Không chỉ ở Trung Quốc, phương Đông mà ở cả phương Tây cũng nói có rồng, nếu không thì trong tiếng Anh sẽ chẳng có từ "dragon" này. Vậy thì, rút cục loài động vật chỉ có trong truyền thuyết này đến từ đâu?

Nhìn từ tranh ảnh các loài, rồng giống như một loài động vật bò sát. Trong chữ viết tượng hình thời Ân Thương, chữ "rồng" chẳng qua là chữ "rắn" thêm sừng ở trên đầu mà thôi, cho nên nguyên hình của rồng có thể là rắn. Vậy thì, tại sao người ta không trực tiếp lấy rắn ra làm biểu tượng của uy lực mà lại phải tưởng tượng ra rồng nhỉ?

Hoá ra, bối cảnh tạo nên rồng - động vật to lớn này chính là vùng sông ngòi phát triển. Thời cổ đại, do khoa học kĩ thuật lạc hậu, công trình thuỷ lợi chưa phát triển, như sông Hoàng Hà của Trung Quốc, sông Euphrates, sông Tigris ở Tây á thường xuyên xảy ra nạn lũ lụt, những người mê tín cho rằng con người đã xúc phạm đến thần linh dẫn tới sự trừng phạt của các đấng tối cao. Lúc này, con rắn bé nhỏ hiển nhiên không thể thoả mãn được trí tưởng tượng của con người, thế là họ bèn lấy hình tượng rắn thường xuất hiện dưới nước làm mô hình sáng tạo ra rồng với uy lực phi thường.

Thực ra ở một số nước, rắn trực tiếp được lấy làm biểu tượng và được mọi người tôn kính ngưỡng mộ. Như ấn Độ, nước láng giềng của Trung Quốc cho đến nay vẫn còn sùng bái loài rắn, trong đó nguyên nhân sâu xa có thể là bởi vì ấn Độ có loài rắn hổ mang to vô địch trong vương quốc của loài rắn. Loài rắn này đến voi cũng phải sợ. Người ấn Độ đương nhiên chẳng cần tốn công tạo ra một loài động vật chập chờn hư ảo, rắn chính là biểu tượng cao nhất của họ, do vậy cho dù là rắn thần, tượng trưng của vương quyền, trên thực tế chính là hình dáng của vua rắn hổ mang.

Làm thế nào Điền Kỵ đã thắng trong cuộc đua ngựa?

Vào thời Chiến Quốc ở Trung Quốc, có lần vua Tề cùng với Điền Kỵ đã cho tiến hành một cuộc đua ngựa. Đôi bên đều có ba loại ngựa; loại một, loại hai,...

Tại sao máy tính khi ngắt điện đồng hồ vẫn chạy bình thường?

Sau khi sử dụng máy tính, thường thì phải tắt máy, đợi lần sử dụng sau sẽ khởi động lại.

Vì sao khác nhóm máu thì không thể tiếp máu?

Trước kia, do không biết sự tồn tại của các nhóm máu khác nhau nên khi bệnh nhân cần máu, bất cứ người khỏe mạnh nào cũng đều có thể cho máu. Nhiều...

Vì sao không nên để ủng đi mưa, giầy cao su trực tiếp dưới ánh sáng Mặt Trời?

Ủng đi mưa, giầy cao su, dùng lâu thường bị cứng giòn. Người ta gọi đây là hiện tượng "lão hoá".

Tại sao các công trình sư có thể "nhìn thấy" ứng suất ở bên trong vật liệu?

Các ngoại lực mà kết cấu công trình phải chống chịu trong quá trình sử dụng, thường bao gồm trọng lượng bản thân kết cấu, phụ tải do hoạt động của con...

Tứ đại mỹ nhân thời cổ Trung Quốc là những ai?

Lịch sử Trung Quốc có bốn người đẹp làm khuynh đảo đời sống chính trị được người đời truyền tụng có sắc đẹp khác thường gọi là Tứ đại mỹ nhân.

Tại sao ngày trời mưa thì điện thoại dễ bị lạc âm?

Bạn có thấy khi mùa hè hoặc ngày trời nồm thì hiện tượng lạc âm (hiện tượng tín hiệu lời nói của đường dây điện thoại này chạy lạc qua đường dây điện...

Vì sao số lần đi hai xe buýt công cộng lại khác nhau nhiều đến thế?

Từ nhà bạn Minh đến trường học có hai tuyến xe công cộng đều có thể đi đến trường, tuyến xe 101 và tuyến xe 105. Các xe trên hai tuyến xe được đánh số...

Vì sao trong cuộc sống hằng ngày người ta lại dùng hệ đếm thập phân?

Số tự nhiên được ra đời một cách hết sức “tự nhiên”. Từ thời xa xưa nhân dân lao động cần đếm số súc vật bắt được “1, 2, 3, 4,.