Tại sao hoa cúc lại có nhiều hình dáng như vậy?

Vào giữa mùa thu, rất nhiều công viên tổ chức triển lãm hoa cúc, nào là những đóa hoa vàng, da cam, đỏ, xanh, tím... có bông to như cái bát, có bông lại nhỏ như hạt đậu, hay có bông đơn, có bông kép... chúng đua nhau khoe sắc khoe hương lưu luyến người đi ngắm cảnh, xem mãi không chán.

Tổ tiên của hoa cúc là một loại hoa vàng nho nhỏ, chúng được như ngày nay là nhờ vào bàn tay chăm sóc của con người, chứ không phải do thiên nhiên ban tặng. Qua sự chọn lọc, lai tạo trồng trọt, hơn 3.000 năm qua hoa cúc thay đổi từ cây hoang dại trở thành cây cảnh trong gia đình.

Có khi bạn thấy trên một cây hoa cúc vàng ở một số cành lại nở những đóa hoa có lẫn màu xanh lá cây giữa màu vàng, đó là sự “biến mầm”. Mặc dù sự biến đổi ban đầu rất nhỏ nhưng không lọt qua được con mắt nhạy bén của các nhà làm vườn, họ đã cẩn thận ngắt lấy, cắm xuống đất, chăm chút cho nó và tạo ra được giống mới – những bông cúc vàng xanh, hoặc có cả những bông hoa cúc toàn màu xanh, càng đẹp hơn. Nhờ có sự chọn lựa, chăm bón như vậy, trải qua thế hệ này đến thế hệ khác cuối cùng đã tạo nên loại hoa cúc xanh quý báu có hình dạng giống như những bông mẫu đơn được bày trong các cuộc triển lãm hoa cúc hiện nay.

Còn nếu lấy phấn hoa cúc màu đỏ truyền vào hoa cúc màu vàng, thì trong hạt giống được tạo nên sẽ có hai dạng di truyền sang màu đỏ và trắng, đời sau rất có thể xuất hiện các màu như đỏ, trắng, phấn hồng, gọi là “tạp giao hữu tính”, sự lai tạo thú vị này, ngoài bàn tay của con người ra còn có ong, bướm, gió cũng tham gia, chúng vô hình trung cũng đóng góp công sức.

Sự biến dị diễn ra trong điều kiện tự nhiên là rất chậm chạp, những năm gần đây con người đã tiến hành những kĩ thuật cao và mới mẻ, khiến loài cúc có sự “đột biến” gien ví dụ như tia X, hoặc tia nơtrôn xử lý cành hay hạt của hoa cúc, một cây cúc vàng có thể ra hoa đỏ, thật giống như ảo thuật vậy, sử dụng sự lai nhân tạo có thể tạo ra những chủng loại mới nhiều hơn, nhanh hơn.

Con người càng yêu hoa cúc, càng tốn nhiều công sức để tạo ra nó. Qua hàng ngàn năm lai tạo, thuần hóa, hoa cúc đã trở thành thực vật đa bội thể, cơ hội sản sinh biến dị càng nhiều hơn so với các loài hoa khác, sản phẩm mới xuất hiện nhiều vô kể. Hơn 800 năm về trước, ở Trung Quốc, hoa cúc chỉ có 26 loại, đến nay đã vượt quá 1.900 loại, điều này chứng tỏ thực vật có tiềm năng biến dị, nếu nắm vững được quy luật tự nhiên con người sẽ có thể cải tạo được thực vật theo ý muốn của mình.

Trong các cuộc triển lãm hoa cúc, bạn có thể thấy được một số bông hoa vừa cao vừa to, hay cùng trên một cây ra đầy loại hoa màu sắc sặc sỡ khác nhau, hình dáng khác nhau, đó là do phương pháp chiết cây của người làm vườn tạo nên. Họ đã ghép rất nhiều cành hoa cúc chủng loại khác nhau lên trên một cây, đến khi mùa hoa nở sẽ tạo ra các bức tranh tuyệt đẹp. Chiết cây cũng là một biện pháp lai tạo chủng loại thực vật mới.

Vì sao trên núi cao nấu cơm không chín?

Những người thăm dò địa chất và vận động viên leo núi hoạt động trên núi cao thường hay gặp chuyện lúng túng như thế này: nước trong nồi cơm sôi sùng sục đã lâu, hơi nước bốc nghi ngút, song cơm trong nồi vẫn sống.

Vì sao nói môi trường cũng là nguồn tài nguyên quí báu?

Môi trường tự nhiên bao gồm: nước, không khí, đất đai, rừng xanh, thảo nguyên, động vật hoang dã, v.v.

Con người có thể đi được trên mặt nước không?

Trong tiểu thuyết võ hiệp thường xuất hiện những nhân vật được miêu tả có võ công điêu luyện như phi thân chạy trên mặt nước mà không bị chìm.

Ung thư là gì?

Trong số những bệnh nguy hại nhất, phải kể đến ung thư. Con người lo sợ bệnh này đến mức hễ nói

Vì sao lại có “hàng rào xanh”?

Mọi người đều đã nghe nói về hàng rào mậu dịch. Hàng rào mậu dịch là chỉ trong quan hệ mậu dịch quốc tế, những nước nhập khẩu vì lợi ích của nước mình...

Tại sao long diên hương chỉ ở trong bụng của cá nhà táng?

Theo sách vở ghi chép lại, ngày 3 tháng 12 năm 1912, một Công ti săn bắt cá voi của Nauy đã bắt được một con cá nhà táng trong khu vực nước ở...

Vì sao phương pháp thay thế dần lại cho một con số có tính ngẫu nhiên?

Hình vẽ ở bên dưới là một hàm bậc hai y = ax(1 - x); 0 < x <1, a là một tham số. Với x = 1/2ta nhận được cực trị của đường parabon.

Tại sao cây thiên ma lại không có rễ và lá?

Thiên ma (còn gọi là xích tiễn thảo) là một dược liệu quí báu của Trung Quốc, trong sách y cổ gọi là “cỏ thần”. Nó không chỉ có công hiệu đặc biệt đối...

Vì sao tuyết trắng?

Để trả lời câu hỏi này, không nhất thiết bạn phải là nhà khoa học. Bạn có muốn thử tìm hiểu không?