Vì sao dao cắt gọt chế tạo bằng gốm lại cắt sắt thép như cắt bùn?

Trong thực tế cuộc sống hằng ngày ta thường tiếp xúc với nhiều loại đồ gốm sứ: chum, vại, chén, bát… Nói đến gốm sứ thường đi liền với khái niệm "hàng dễ vỡ, nhẹ tay". Thế liệu có thể dùng gốm sứ để chế tạo dao cắt gọt hay không? Có điều khiến người ta lấy làm lạ là không những có thể dùng gốm sứ chế tạo dao cắt gọt mà dao cắt gọt chế tạo bằng gốm sứ có thể "cắt sắt thép như cắt bùn".

Trong gia đình họ nhà gốm có không ít các thành viên có độ cứng và cường độ rất cao, có tính bền với nhiệt độ, có thể chế tạo các dao cắt gọt kim loại có nhiều tính năng khác nhau. Các loại gốm: Nhôm oxit, gốm silic nhiễm nitơ nhiệt áp… là những ví dụ.

Gốm nhôm oxit có thể bền đến nhiệt độ 2000°C còn các kim loại nói chung chỉ cần ở nhiệt độ 1500°C là đã mềm nhũn, còn có thể nói gì đến độ cứng. Thực tế thì gốm nhôm oxit có độ cứng vượt quá bất kỳ kim loại nào. Dùng gốm nhôm oxit làm dao cắt không chỉ cắt gọt được gang đúc mà còn có thể cắt gọt được thép cao tốc (thép gió) với tốc độ ăn dao rất lớn, tốc độ cắt nhanh. Vả lại khi dùng loại dao cắt này, người ta không cần phải đổi dao, mài dao nên có hiệu suất làm việc vượt qua các loại dao hợp kim nhiều lần. Ngoài ra tuổi thọ của loại dao này lớn hơn dao hợp kim từ 3 đến 6 lần.

Gốm silic nhiễm nitơ nhiệt áp (chế tạo ở nhiệt độ và áp suất cao) có cường độ chống cong vênh từ 80.000 - 100.000 N/cm2. Khi tăng nhiệt độ đến 1200°C thì cũng không làm thay đổi cường độ. Nếu thêm vào thành phần của gốm các oxit như ytri oxit và nhôm oxit có thể tăng cường độ chống cong vênh đến 150.000 N/cm2, tương đương với thép hợp kim có cường độ lớn nhất.

Nếu dùng gốm silic nhiễm nitơ nhiệt có độ bền nhiệt và độ cứng cao, mặt cắt bóng và bản thân dao ít bị mòn, vượt xa nhiều loại dao thép hợp kim cho nên người ta gọi đó là "dao cắt quý".

Vật liệu gốm còn dùng để chế tạo các ổ trục chịu mài mòn, chịu được nhiệt độ cao, để chế tạo cánh và trục quay của tuốc bin. Trong nhiều trường hợp, khó có thể so sánh vật liệu gốm với kim loại.

Hệ Mặt trời lớn như thế nào?

Có lẽ bạn đã xem cảnh Mặt trời mọc, khi bạn đón tia nắng đẩu tiên lúc bình minh, chắc bạn biết rằng: nó chiếu xuống Trái đất của chúng ta từ Mặt trời...

Vì sao Hoả Tinh lại màu đỏ?

Hoả Tinh giống như một khối lửa hiện lên trên bầu trời mênh mông. Từ kính viễn vọng mà nhìn, Hoả Tinh giống như một khối cầu lửa đang bốc cháy.

Đường sắt một ray có những ưu điểm độc đáo nào?

Nói đến đường sắt, chắc chắn bạn sẽ nghĩ đến hai đường ray chạy thẳng tít về phương xa. Nhưng bạn đã thấy đường sắt một ray chưa? Đoàn tàu chạy trên...

Khi lặn sâu, người ta có bị nước ép bẹp không?

Các vật thể chìm trong nước đều phải chịu áp suất của nước. Áp suất này tỉ lệ thuận với độ sâu của nước. Hễ độ sâu tăng lên 10 m, áp suất sẽ tăng 98 kPa.

Thông tin ngữ ngôn có thể bảo mật không?

Ngữ ngôn mà con người dùng để biểu đạt và truyền tin, ngoài truyền miệng ra thì phần lớn xuất hiện trong sách vở, báo chí, tạp chí, thư từ, văn...

Trái Đất được hình thành như thế nào?

Chúng ta sống trên Trái Đất, thường muốn tìm hiểu quá trình hình thành của nó "Trái Đất từ đâu đến? Ban đầu nó có giống với hiện nay không?"

Vì sao có lúc ta nháy mắt liên tục?

Mí mắt ta có lúc vô cớ nháy liên hồi, khiến ta cảm thấy không thoải mái. Có người nói "nháy mắt trái là nháy tiền, nháy mắt phải là nháy họa".

Vì sao xi măng lại làm cho bê tông cứng bền?

Xi măng là loại vật liệu xây dựng được dùng phổ biến. Khi trộn xi măng với nước, đá, cát ta sẽ được bê tông rất rắn chắc.

Tại sao phải nghiên cứu thiên văn học?

Ngày đêm thay đổi, bốn mùa tuẩn hoàn, con người sống trong giới tự nhiên trước tiên cẩn phải tiếp xúc với các hiện tượng thiên văn. Ánh nắng sáng rực, ánh trăng dịu dàng, ánh sao lấp lánh, nhật thực tráng lệ…