Vì sao các vệ tinh nhân tạo quay quanh Trái Đất theo những quỹ đạo khác nhau?

Các vệ tinh nhân tạo chuyển động trên bầu trời của Trái Đất, theo chế độ cao quỹ đạo cách mặt đất có thể phân chia thành ba loại: quỹ đạo gần mặt đất (thấp hơn 600 km), quỹ đạo vừa (600 - 3000 km), quỹ đạo cao (lớn hơn 3000 km).

Những vệ tinh có công dụng khác nhau chuyển động trên những độ cao khác nhau. Những vệ tinh cần phải quan sát chi tiết các mục tiêu trên mặt đất và thăm dò môi trường trên không gần mặt đất thường bay ở quỹ đạo thấp, như vệ tinh thí nghiệm khoa học và vệ tinh trinh sát v.v.

Những vệ tinh cần phải quan sát lặp đi lặp lại theo chu kỳ đối với mặt đất thông thường bay ở quỹ đạo trung bình, như vệ tinh khí tượng quỹ đạo cực và vệ tinh thăm dò tài nguyên, v.v..

Đối với các vệ tinh phải quan sát từng điểm theo thời gian định kỳ trên một phạm vi rộng lớn của Trái Đất hoặc vệ tinh trung chuyển tín hiệu thường bay ở quỹ đạo cao, như vệ tinh khí tượng địa tĩnh và vệ tinh tín hiệu địa tĩnh.

Có hai quỹ đạo vô cùng quan trọng. Chúng là quỹ đạo đồng bộ với Mặt Trời ở độ cao vừa và quỹ đạo địa tĩnh ở quỹ đạo cao.

Gọi là quỹ đạo đồng bộ với Mặt Trời tức là các vệ tinh có mặt phẳng quỹ đạo đi qua hai cực Nam Bắc của Trái Đất, mỗi ngày dịch chuyển về phía đông 0,9856o, góc này vừa bằng góc hàng ngày Trái Đất quay quanh Mặt Trời dịch chuyển về phía đông. Độ cao của quỹ đạo nằm giữa 700 - 1000 km. Hàng ngày vệ tinh cùng một thời điểm đi qua trên không của cùng một khu vực, nên có thể quan sát được quá trình biến đổi liên tục của khu vực đó. Vệ tinh khí tượng quỹ đạo cực hàng ngày định giờ quan sát bản đồ mây của cùng một khu vực, nhận được quá trình biến đổi từng ngày, đó chính là căn cứ khoa học để cung cấp cho dự báo thời tiết.

Đối với những vệ tinh yêu cầu "cố định bất động" trên không trung, như vệ tinh chuyển tín hiệu truyền hình thì dùng quỹ đạo địa tĩnh. Quỹ đạo này nằm trong mặt phẳng đường xích đạo của Trái Đất, cách mặt đất 35860 km. Vì trên quỹ đạo này vệ tinh quay quanh Trái Đất từ tây sang đông, tốc độ là 3075 km/s, vừa bằng với tốc độ tự quay của Trái Đất. Do đó vị trí Trái Đất và vệ tinh không thay đổi đối với nhau.

Vì sao việc tắm nước lạnh có tác dụng rèn luyện thân thể?

Người xưa cho rằng, muốn sức khỏe tốt phải thường tắm nước lạnh. Sự thật quả như thế.

Vì sao Thổ dân châu Phi dùng trống âm trầm để báo tin đi xa?

Thổ dân châu Phi gõ vào chiếc trống nhỏ khi gặp tình huống nguy cấp, tiếng trống vang đi xa báo động. Ngoài ra, họ còn dùng tiếng trống khác nhau để thông báo nhiều loại thông tin khác nhau.

Vì sao không thể tùy tiện khai hoang hoặc lấn hồ thành ruộng?

Việc khai hoang, lấn hồ làm ruộng là để mở rộng thêm diện tích canh tác, trồng thêm lương thực, nâng cao sản lượng nông sản. Nhưng nếu không nghiên...

Bộ phận nào của cơ thể có khả năng dự trữ cao nhất? Dịch hoàn hay buồng trứng?

Lúc mới sinh, mỗi buồng trứng chứa đến hàng trăm ngàn cái trứng, một số lớn bị thoái hóa trước tuổi dậy thì. Suốt cuộc đời người phụ nữ thường chỉ có...

Vì sao vịt không sợ nước mùa đông?

Đông đến, nước lạnh buốt, thậm chí đóng băng. Thò chân xuống là rụt lên ngay như phải bỏng, nếu ngâm lâu, nó tím tái như màu cà.

Vì sao cấm sử dụng thuốc DDT để trừ sâu bệnh?

Trước hết chúng ta xem cảnh tượng sau: chim bị chết hàng loạt, số ít còn sống sót đang phải nằm trong tổ, nhưng trứng chúng đẻ ra không thể nở thành...

Bạn đã biết ăcquy nhiên liệu chưa?

Ăc quy nhiên liệu là loại ăcquy liên tục được cung cấp nhiên liệu. Nó là một thiết bị chuyển đổi năng lượng dạng mới, có thể trực tiếp chuyển hóa năng...

Vì sao mặt đất Thượng Hải lại bị lún xuống?

Nếu đi dạo trên bờ sông Tô Châu Thượng Hải bạn sẽ thấy nhiều cầu ở đây rất thấp, cách mặt nước chẳng là bao, cho dù thuyền nhỏ cũng khó mà chui qua...

Cóc có độc không?

Tên Hán Việt của cóc là "Thiềm", ngoại hình của chúng rất xấu xí, màu da cóc xám xịt và sần sùi. Vì vậy rất nhiều người không dám chạm vào chúng.