Like
Share
Copy link
Hành tây thật sự có sức sống rất mãnh liệt. Nếu bạn cầm một củ hành tây lên xem xét kĩ, có thể phát hiện nó mặc thật sự nhiều “áo khoác”, lớp này sát lớp kia, vừa là “áo sơ mi”, vừa là “áo khoác”.
Cấu tạo rất kì quái của củ hành tây, không tách rời sự “xuất thân” của nó.
Quê hương của hành tây là vùng sa mạc vừa khô vừa nóng, ở đó nước quí hơn vàng. Để có thể tồn tại trong điều kiện khí hậu khô hạn như vậy, củ hành tây rất quí trọng từng chút nước và chất dinh dưỡng mình có được, chúng dùng từng lớp từng lớp “áo” như những chiếc vảy bao bọc chặt khít, không cho nước dễ dàng thoát ra ngoài thân.
Ngày nay, mặc dù con người đã mời hành tây đến trong vườn ruộng nhà “cư trú”, có đầy đủ nước để nó “uống”, nhưng “cái tính cổ lỗ” của hành tây không thay đổi.
Bản lĩnh giữ nước và chất dinh dưỡng của hành tây khiến người ta kinh ngạc, những lớp vảy áo mỏng mà khít chặt đó đủ để khiến cho nó trong một năm không bị khô, thậm chí cất giữ ở bên cạnh lò nóng cũng vậy.
Cho nên, con người thường phơi khô hành tây rồi cất giữ. Đến năm sau hành tây vẫn có thể nảy mầm ra rễ như thường, bắt đầu lại một cuộc sống mới. Tuy nhiên, nếu toàn bộ bị khô hết, nó cũng không nảy mầm được.
Vì sao người cận thị cũng có thể làm nhà du hành vũ trụ?
Vì sao việc đấm lưng có thể giải trừ mệt mỏi?
Vì sao phải phát triển ngọt hóa nước biển?
Vì sao trong trò đánh bạc gieo con xúc sắc, nhà cái luôn thắng?
Gió được hình thành như thế nào?
Vì sao có thể tính nhanh một số dạng tích số?
Vì sao đồ dùng bằng chất dẻo bị cứng lại khi mùa đông đến?
Số nguyên và số chẵn có nhiều như nhau không?
Vì sao thép không gỉ lại bị gỉ?