Gan có tác dụng gì?

Nếu cơ thể là một xí nghiệp hóa chất liên hợp thì gan là nhà máy hóa chất quan trọng nhất. Bởi vì khi vận động, con người phải tiêu phí nhiều năng lượng; khi ăn, cần phải có các loại dịch tiêu hóa; khi đọc sách hay viết, phải có một số vitamin để giúp đỡ thị lực. Tóm lại, chúng ta làm bất cứ việc gì cũng đều cần đến sự giúp đỡ của gan.

Theo phân tích của các nhà khoa học, gan có thể thực hiện 500 loại công việc vì nó sản xuất được nhiều loại men. Trong cơ thể có khoảng 2.000 loại men, riêng gan đã sản xuất gần 1.000 loại.

Gan có rất nhiều công năng, trong đó 3 công năng chính là giải độc, tàng trữ chất dinh dưỡng và chế tạo dịch mật.

Khi ăn uống hoặc dùng thuốc, con người thường đưa các chất độc vào cơ thể, các vi khuẩn trong đường ruột cũng sinh ra độc tố. Nếu những chất độc này theo máu trực tiếp đến tim thì con người sẽ chết rất nhanh. Nhưng rất may là chúng bị gan xử lý. Ở gan, chúng bị "vô hiệu hóa", mất đi tính độc. Ví dụ, người hay uống rượu nên cảm ơn gan vì trong rượu có chất cồn rất độc hại; gan có thể biến cồn thành khí CO2 và nước. Đương nhiên, nếu uống rượu nhiều quá thì gan chẳng những không thể phân giải hết cồn mà còn bị tổn thương.

Trong quá trình tiêu hóa những thức ăn có hàm lượng anbumin và mỡ cao, dịch mật có vai trò không thể thiếu được. Dịch mật được sản sinh không phải trong túi mật mà là ở gan. Túi mật chỉ là nơi dự trữ.

Gan còn có công năng dự trữ các chất dinh dưỡng. Nó có thể chuyển chất đường gluco (có quá nhiều trong máu) thành đường nguyên để dự trữ lại. Điều này vừa giúp đề phòng tình trạng tăng đường huyết vừa giúp cơ thể có sẵn đường nguyên để dùng đến khi cần.

“Toán học mờ” có mơ hồ không?

Trong cuộc sống hằng ngày ta thường gặp nhiều khái niệm mơ hồ, ví như khi nấu cơm đổ nước nhiều hay ít, khi giặt quần áo thêm nhiều hay ít bột giặt....

Vì sao khi da bị va đập lại hình thành đám bầm tím?

Đi đường vấp ngã là việc bình thường. Có lúc không can gì, nhưng có lúc ngã xong, ngoài cảm giác đau, da còn bị sây sát và xuất hiện một đám bầm tím.

Vì sao khí hậu ảnh hưởng đến tuổi thọ con người?

Các nhà y học cổ đại Trung Quốc cho rằng: con người sống trong môi trường tự nhiên, sự biến đổi của khí hậu sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông khí huyết...

Dưới tác dụng ánh sáng Mặt Trời bầu khí quyển có gì thay đổi?

Chúng ta đều biết bầu khí quyển quanh Trái Đất có nhiều tầng, trong đó có tầng ozon. Trong các tầng của khí quyển giữa các tầng trên và tầng dưới có...

Vì sao đề xướng dùng phương pháp sinh vật để trừ sâu bệnh trong nông nghiệp?

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng quan trọng trong nông nghiệp, nhưng đồng thời loài người cũng vì thế mà phải trả giá rất đắt.

Răng có phải là một "mẫu xương" đặc không?

Bộ phận cứng nhất trong cơ thể là răng. Mới nhìn qua, răng giống như một mẩu xương đặc, nhưng thực ra kết cấu của nó không đơn giản như thế.

Tại sao loại thuốc "2, 4 D" và "2, 4, 5 T" vừa là thuốc kích thích sinh trưởng vừa là thuốc diệt cỏ?

Sự sinh trưởng và phát dục của thực vật ngoài chịu ảnh hưởng của các điều kiện như nước, phân bón, nhiệt độ, ánh sáng ra còn chịu ảnh hưởng của một...

Tên lửa photon là gì?

Để nâng cao tốc độ bay của tên lửa trong vũ trụ, các nhà khoa học luôn tìm kiếm nguồn năng lượng mới. Năm 1953 nhà khoa học Đức đưa ra ý tưởng tên lửa...

Vì sao tuyết trắng?

Để trả lời câu hỏi này, không nhất thiết bạn phải là nhà khoa học. Bạn có muốn thử tìm hiểu không?