Tại sao tế bào đơn lại có thể phát triển thành cây?

Một tế bào nhỏ nhoi chỉ dưới kính hiển vi mới có thể nhìn thấy rõ hình dạng của nó. Bạn đã từng nghĩ, bất kì một tế bào của thể thực vật nào nhờ sự nuôi cấy nhân tạo phân li có thể sinh trưởng thành một cây hoàn chỉnh chưa? Cây mọc lên đó có giống cây trước kia không? Rất nhiều tế bào trong phiến lá chẳng phải có thể mọc ra nhiều cây sao? Đấy là một sự ảo tưởng? Không, vấn đề rất thú vị này qua sự nỗ lực của các nhà khoa học mười mấy năm qua đã trở thành hiện thực. Tôn Ngộ Không trong câu chuyện thần thoại đã nhổ một chiếc lông thổi lên không trung thành hàng trăm con khỉ khác là một câu chuyện tưởng tượng, nhưng trong nuôi cấy tế bào thực vật, điều tưởng chừng như không thể đó lại có thể xảy ra. Vào những năm 50 của thế kỉ XX, một nhà khoa học dùng rễ cà rốt lấy ra tế bào sống đơn và nuôi cấy trong chất cấy vi sinh vật thành một cây cà rốt. Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều ví dụ chứng minh tế bào đơn trong cơ thể thực vật có thể nuôi cấy thành một cây hoàn toàn giống cây cũ.

Các nhà khoa học gọi hiện tượng tế bào đơn thể có thể tái sinh thành một cây hoàn chỉnh hoàn toàn giống như cây cũ là hiện tượng có tính toàn năng của tế bào.

Tại sao tế bào thực vật lại có tính toàn năng?

Một tế bào tách rời cây mẹ trong điều kiện nuôi cấy thích hợp có thể phân thành hai tế bào, sau đó không ngừng phân chia thành những dòng tế bào và phát sinh các tổ chức phân hoá, hình thành các cơ quan như rễ, mầm, từ đó lớn thành cây mới. Mỗi một tế bào của thực vật đều có thể có những thông tin di truyền đồng bộ với cơ thể mẹ. Thông tin này giống như mật mã điện báo trong chất di truyền (gien) do ADN tạo thành. Cho nên, các thời kì tế bào phân hoá, phát dục, trong môi trường nhất định sẽ bắt đầu khởi động những gien khác nhau theo bước quy định, lần lượt hợp thành các loại chất protein có tính chuyên nhất khác nhau, khiến cho tế bào sinh trưởng phát dục theo trật tự và phương pháp nhất định. Lúc nào ra rễ, lúc nào nảy mầm, lúc nào ra hoa, lúc nào kết quả hoàn toàn dựa theo bộ mật mã di truyền lần lượt biểu đạt một cách nghiêm ngặt, hình thành một cơ thể thực vật hoàn chỉnh, có hình thái và đặc tính sinh lí nhất định, tình trạng của nó hoàn toàn giống của cây mẹ.

Mấy năm gần đây, Trung Quốc đã dùng tế bào của cây thuốc lá, mì, dòng tế bào và tế bào phấn hoa của các cây như cà rốt, cà độc dược, mì, lúa, cây cải dầu, mía... nuôi cấy thành cây, trong công tác gây giống đã có một bước phát triển mới.

Vì sao một tên lửa có thể phóng nhiều vệ tinh?

Phương thức truyền thống phóng vệ tinh là dùng một tên lửa phóng một vệ tinh. Còn dùng một tên lửa đồng thời phóng nhiều vệ tinh vào quỹ đạo là một kỹ...

Kim loại cũng biết mệt mỏi?

Con người khi làm việc nhiều sẽ có cảm giác mệt mỏi, đó là lúc cần được nghỉ ngơi. Lao động quá sức có thể gây nguy hiểm đến tính mạng...

Vì sao con người phải thăm dò Hoả Tinh nhiều lần?

Trong chín hành tinh lớn của hệ Mặt Trời, về nhiều mặt Hoả Tinh rất giống Trái Đất: chu kỳ tự quay của Hoả Tinh là 24,66 giờ, ngày đêm chỉ dài hơn so...

Tại sao cây tre lại không ra hoa hàng năm?

Tre, lúa nước và lúa mạch là họ hàng với nhau, đều thuộc loại thực vật một lá mầm. Lúa nước, lúa mạch đều nở hoa tùy từng giai đoạn, nhưng tre lại...

Vì sao khi đứng thành tường chắn đá phạt, cầu thủ bóng đá dùng hai tay ôm bụng dưới?

Xem đá bóng, ta thường thấy trong những pha đá phạt trực tiếp, các cầu thủ đứng thành tường chắn

Vì sao con người không thể sống trong môi trường tuyệt đối không có tiếng động?

Dân cư sống ở thành phố đều mong có một môi trường ít tiếng động. Tiếng ồn đã trở thành vấn đề ô nhiễm rất lớn của thành phố.

Tại sao táo không bay lên trời mà lại rơi xuống đất?

Mọi người đều biết rằng vào mùa thu các trái táo trên cây thường chín vàng, quả chín tự động rụng xuống đất. Các loại trái cây khác cũng vậy, chúng đều rơi xuống đất chứ không bay lên trời. Ngay cả khi bạn ném chúng lên cao...

Vì sao phải tiến hành "thí nghiệm thời tiết toàn cầu"?

Dự báo thiên tai như gió lốc, mưa bão, tuyết rơi, gió rồng cuốn (vòi rồng), mưa đá, hạn hán và lũ lụt để đề phòng là nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất...

Các nhà máy nên bố trí bao nhiêu công nhân sửa chữa bảo dưỡng thì hợp lí?

Ở các nhà máy ngoài các bộ phận quản lí, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn có bộ phận chuyên việc bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị, để có thể kịp...