Làm thế nào để phân biệt đường sắt ray nhẹ và đường tàu điện ngầm?

Việc vận chuyển hành khách ở các đô thị hiện đại hoá, đã từ phương thức giao thông đơn giản nhất phát triển thành kết cấu giao thông đa nguyên hoá, tức là vừa có ô tô công cộng và taxi truyền thống, lại ra sức phát triển giao thông chạy trên đường ray. Trong đó, giao thông đường ray nhẹ là một hệ thống vận chuyển kiểu mới có tốc độ nhanh, lượng vận chuyển lớn và ít ô nhiễm.

Có người cho rằng, xây dựng ở dưới đất là tàu điện ngầm, còn chạy ở trên mặt đất là tàu điện ray nhẹ (train way). Lại có người cho rằng đường sắt ray nhẹ vì trọng lượng của các thanh ray nhẹ hơn so với đường ray xe điện ngầm, nên có tên gọi như vậy. Có phải thật như vậy không?

Thực ra thì, sự khác nhau giữa đường sắt ray nhẹ và đường tàu điện ngầm, không phải ở chỗ thanh ray của chúng nặng nhẹ khác nhau, hoặc là chạy trên mặt đất hay dưới đất, mà chủ yếu là căn cứ vào sức chở của chúng để phân biệt.

Đường sắt ray nhẹ nói chung dùng các toa xe có lượng chở hành khách trung bình, mỗi toa có thể chứa 202 người, lượng chở vượt mức tối đa là 224 người, vào giờ cao điểm lưu lượng hành khách tối đa là 1,5-3 vạn lượt người. Còn tàu điện ngầm thì dùng toa xe cỡ lớn, mỗi toa có thể chở 310 người. Vượt mức tối đa là 410 người, ở giờ cao điểm, lưu lượng hành khách tối đa mỗi giờ là 306 vạn lượt người. Mặt khác, số toa của đường sắt ray nhẹ nói chung không quá sáu toa, còn số toa của tàu điện ngầm thì thường vượt quá 10 toa.

Ngoài ra, đường sắt ray nhẹ có thể xây ở trên không cũng có khi xây ở dưới lòng đất. Còn tàu điện ngầm thì chạy ở dưới lòng đất, nhưng cũng có thể chạy trên mặt đất, thậm chí còn xây ở trên không, loại tàu điện ngầm này có khi cũng được gọi là giao thông đường ray.

Vì sao lại có loại giấy đốt không cháy?

Người ta thường nói “dễ cháy như giấy" để chỉ tính dễ cháy của giấy. Khi gặp lửa, giấy sẽ bị cháy thiêu.

Tại sao hình dáng của cá vàng lại đẹp kì lạ như vậy?

Cá vàng là loại cá cảnh mà mọi người đều biết. Không chỉ màu sắc của nó đa dạng như có vàng, có trắng, có xanh, có đen, có hoa, mà còn các bộ phận hình dáng, vảy cá, vây, đuôi, mắt, đầu đều có sự khác nhau rõ ràng.

Vì sao phải đưa khái niệm “đại lượng thay đổi” vào toán học?

Cũng như nhiều khoa học tự nhiên khác, toán học được sinh ra do nhu cầu thực tiễn của cuộc sống loài người. Vào thế kỉ XVI trở về trước, đại đa số các...

Vì sao phải tiến hành "thí nghiệm thời tiết toàn cầu"?

Dự báo thiên tai như gió lốc, mưa bão, tuyết rơi, gió rồng cuốn (vòi rồng), mưa đá, hạn hán và lũ lụt để đề phòng là nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất...

Vì sao người ta ví mắt với máy ảnh?

Có người nói, hai mắt giống như hai máy ảnh đặt trên đầu, ví von như thế rất có lý. Bên ngoài nhãn cầu là tầng giác mạc không màu, trong suốt, giống...

Tại sao trên máy bay phải lắp đèn hiệu?

Ở các ngã tư giao thông, người ta thường đặt đèn xanh đèn đỏ, ai ai cũng nhận thấy rõ ràng. Xe cộ và người đi bộ đều tự giác tuân thủ nguyên tắc "đèn...

Khi máy tính làm việc có thể ngắt điện không?

Mọi người đều biết khi máy tính làm việc thì cần phải cắm điện. Nếu không cắm điện thì máy cũng không thể làm việc bình thường được.

Tại sao quả của trước khi chín thì lại cứng, xanh, chát, còn sau khi chín lại mềm, ngọt và thơm?

Có rất nhiều quả của thực vật trước khi chín và sau khi chín xảy ra những thay đổi như trò diễn ảo thuật, trước khi chín cứng, xanh chua, chát, sau...

Đứng trước tình trạng nhiệt độ toàn cầu tăng lên, chúng ta phải có biện pháp gì?

Các nhà khoa học đã đưa ra hai biện pháp “thích ứng” và “hạn chế”. Thích ứng chính là áp dụng mọi biện pháp để thích ứng với sự thay đổi của khí hậu,...