Vì sao vận trù học lại được sinh ra trên chiến trường?

Vào thời gian Chiến tranh Thế giới thứ hai, bọn phát xít muốn đánh gục nước Anh đã phái một đội máy bay chiến đấu hùng hậu đánh phá ba hòn đảo của nước Anh.

Bấy giờ nước Anh và đã phát minh ra các thiết bị ra-đa đã dự đoán kịp thời sự xâm phạm của máy bay địch. Các nhà chức trách quân sự của Anh nhận thức được rằng, thiết bị tiên tiến là rất cần, nhưng thiết bị còn phải dựa vào người quản lí. Nếu có sách lược đúng, quản lí tốt thì hiệu năng của thiết bị được đề cao hơn. Do vậy họ đã mời nhiều nhà khoa học thành lập một tổ vận trù. Thông qua các phân tích toán học và cách tính toán để giúp cho quân đội dùng ra-đa xác định vị trí của máy bay địch.

Dưới sự hiệp đồng của nhóm vận trù học, không quân Anh đã đánh lùi hết đợt máy bay này đến đợt máy bay khác cũng như đã bắn rơi nhiều máy bay của Đức, làm cơ sở cho chiến thắng cuối cùng của cuộc chiến tranh chống phát xít Đức.

Về sau ở nhiều nước như Anh, Mỹ, Canađa khi phối hợp các loại binh chủng chủ yếu vận dụng các tổ vận trù. Vận trù học giúp cho việc khống chế hoả lực khi dã ngoại, tổ chức vận chuyển quân sự, các sách lược chống tàu ngầm, nghiên cứu việc phát hiện bom mìn, ngư lôi. Vận trù học cũng giúp cho việc phân phối một cách tối ưu các tân binh và đã thu được các hiệu quả tốt đẹp, có nhiều ứng dụng tốt trong thực tế chiến trường. Ví dụ trong một lần tác chiến bắn chìm hạm tàu của Nhật tại hải phận Tân Ghinê (New Guinea), Anh đã vận dụng thành công các nghiên cứu của nhóm vận trù.

Trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ hai người ta đã vận dụng lượng hữu hạn nhân lực, vật lực, tận dụng được khả năng của thiết bị là nhờ sự phát triển của ngành toán vận trù học. Do vận trù học được sử dụng sớm nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai nên có thể nói vận trù học đã được sinh ra từ chiến trường. Sau chiến tranh, vận trù học được sử dụng rất rộng rãi, được ứng dụng trong sản xuất, hoạch định chính sách, quyết sách quản lí. Trước mắt vận trù học là một ngành toán học vừa có tính học thuật vừa có tính ứng dụng.

Tại sao khi tàu bè hạ thuỷ phải làm lễ đập chai rượu?

Khi có một chiếc tàu mới, người ta thường cử hành một nghi thức hạ thuỷ long trọng: người chủ trì giơ cao một chai rượu sâm banh, cổ chai được buộc...

Vì sao cần "tồn trữ" hyđro vào kim loại?

Ngày nay loài người chủ yếu sử dụng dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên là các nhiên liệu hoá thạch làm nhiên liệu. Chúng đều là những nhiên liệu không...

Tại sao mùa đông khởi động ô tô khó hơn?

Về mùa đông, khi khởi động ô tô thường cần có một thời gian làm nóng máy, sau đó mới có thể chạy bình thường. Có khi, ô tô buýt sau khi dừng xe, khi...

Vì sao Mặt Trăng lúc tròn, lúc khuyết?

Như ta thấy, hình dạng Mặt Trăng luôn biến đổi, có lúc trong như cái đĩa, có lúc khuyết một nửa, có lúc lại cong cong như lưỡi liềm.

Sức nổi của phao cứu sinh bằng bao nhiêu?

Khi bạn mang chiếc phao cứu sinh xinh xắn và vui vẻ vẫy vùng trong nước bạn có nghĩ đến điều này: Sức nổi của phao cứu sinh là bao nhiêu?

Vì sao không nên ăn củ ấu, ngó sen, củ năn?

Ở phía nam Trung Quốc có một số thực vật thủy sinh như củ ấu, ngó sen, củ năn..

Vì sao nói biển là "lá phổi" và "thận" của Trái Đất?

Biển là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống duy trì sự sống. Nếu chúng ta xem Trái Đất giống như cơ thể người thì ví biển là lá phổi và thận của...

Tại sao tàu điện ngầm ngày càng trở nên quan trọng trong giao thông thành phố?

Theo dự tính, đến đầu thế kỷ XXI, số thành phố có trên một triệu dân trên toàn thế giới sẽ tăng lên hơn 400, các phương tiện giao thông truyền thống...

Tại sao đai ốc hãm bánh xe ở bên phải và bên trái lại có ren ngược nhau?

Nếu chúng ta chú ý, sẽ thấy phía bên ngoài của bánh xe, theo chiều của chu vi hình tròn, có những đai ốc cách đều nhau, các bánh xe của ô tô chính là...