Tại sao các cầu lớn phải xây lầu đầu cầu?

Ở hai đầu cầu tiếp nối với bờ của những cây cầu lớn thường được gọi là đầu cầu, công trình kiến trúc xây dựng ở vị trí đầu cầu gọi là lầu đầu cầu.

Lầu đầu cầu đã xuất hiện từ lâu trong kiến trúc cầu cổ đại, mục đích ban đầu của nó là do nhu cầu phòng vệ quân sự. Chúng ta biết rằng các sông ngòi hiểm trở dễ phòng thủ, khó tấn công, cầu đã trở thành nơi xung yếu cả công và thủ về mặt quân sự, xây dựng lầu đầu cầu rõ ràng là có chức năng phòng ngự. Vì ban đầu, lầu đầu cầu chỉ là một công sự ngầm hoặc lô cốt, nên còn gọi là "lô cốt đầu cầu".

Hiện nay có một số cầu lớn xây dựng lầu đầu cầu không cần nhằm mục đích quân sự nữa, mà thường là một loại tiêu chí kiến trúc. Như cầu Trường Giang Nam Kinh nổi tiếng, ở hai đầu cầu đều có xây lầu đầu cầu cao đến 70 m, đồng thời phối hợp với nhóm tượng đài, hình thành một quần thể kiến trúc hùng vĩ, trang trọng, khiến cho cây cầu lớn càng thêm có khí thế. Ở bên trong lầu cầu có thang máy để tiện cho du khách lên tham quan ngắm cảnh sông Trường Giang bao la tráng lệ.

Ngoài ra, xây dựng lầu đầu cầu còn có tác dụng là thuận tiện cho việc quản lý giao thông trên cầu và tiến hành bảo dưỡng hằng ngày đối với cầu.

Vì sao Đài khí tượng có thể dự báo thời tiết?

Sáng, trưa và tối hằng ngày, mở đài thu thanh bạn có thể nghe thấy Đài khí tượng thông báo thời tiết. Chắc bạn sẽ hỏi vì sao Đài khí tượng lại có thể...

Tại sao ong mật sau khi đốt người xong lại bị chết?

Mọi người đều biết, ong mật có thể đốt người, bởi vậy rất nhiều người sợ ong. Thực ra, ong mật bất đắc dĩ lắm mới đốt người, bởi vì sau khi ong đốt người xong thì chính nó cũng phải chết.

“Toán học mờ” có mơ hồ không?

Trong cuộc sống hằng ngày ta thường gặp nhiều khái niệm mơ hồ, ví như khi nấu cơm đổ nước nhiều hay ít, khi giặt quần áo thêm nhiều hay ít bột giặt....

Tại sao đoàn tàu trọng tải có sức chở đặc biệt lớn?

Trong mạng lưới giao thông đường sắt của Trung Quốc có một tuyến đường vận tải đặc biệt, đó là đường sắt điện khí hoá từ Đại Đồng của tỉnh Sơn Tây đến...

Bệnh đau dạ dày có truyền nhiễm không?

Mọi người đều biết viêm gan, lao phổi đều là bệnh truyền nhiễm, nhưng nếu nói đau dạ dày cũng truyền nhiễm thì lại cảm thấy khó tin. Thực ra, đó là...

Khí lực của con người từ đâu mà có? Vì sao khi khẩn cấp thì lực cơ bắp lại rất lớn?

Khí lực là do cơ bắp co duỗi sản sinh ra. Muốn cho cơ bắp co duỗi mạnh thì phải cung cấp năng lượng lớn; nguồn năng lượng này do mỡ, chất anbumin và...

Để phát huy tác dụng chữa bệnh, thuốc có liên quan với thụ thể như thế nào?

Thuốc và chất độc sau khi vào cơ thể sẽ có tác động khác nhau. Thuốc phát huy tác dụng chữa bệnh, còn chất độc sản sinh phản ứng có hại đối với cơ...

Vì sao “lạnh nhất Tam cửu”, “nóng nhất Tam phục”?

"Lạnh nhất Tam cửu”, “Nóng nhất Tam phục". Hai câu ngạn ngữ này là kinh nghiệm của nhân dân Trung Quốc tích lũy nên qua thực tiễn lâu dài.

Vì sao khi chạy, tim đập nhanh hơn?

Tim giống như một cái bơm tự động, ngày đêm không ngừng co bóp, đưa máu chứa ôxy và chất bổ đến khắp cơ thể. Khi ngủ hoặc nghỉ ngơi, lượng máu từ tim...