Sức nổi của phao cứu sinh bằng bao nhiêu?

Khi bạn mang chiếc phao cứu sinh xinh xắn và vui vẻ vẫy vùng trong nước bạn có nghĩ đến điều này: Sức nổi của phao cứu sinh là bao nhiêu?

Làm thế nào để tìm được câu trả lời?

Phương pháp tối ưu là dùng các tri thức toán học để tính toán: tính thể tích khí của phao cứu sinh rồi nhân với khối lượng riêng của nước trừ đi khối lượng của phao, kết quả sẽ là sức nổi của phao cứu sinh.

Mọi người đều biết khối lượng riêng của nước là 1 g/cm3 (tức 1 cm3 nặng 1 g). Dưới đây sẽ giới thiệu phương pháp tính thể tích của phao cứu sinh.

Theo như hình vẽ, hình chiếu phẳng của vòng cứu sinh có tâm O, vòng cứu sinh có hai tiết diện. Hai tiết diện này đều là hình elip trong đó có một elip qua bốn điểm A, B, C, D. Trong toán học người ta gọi AB là trục dài của hình elip, CD là chiều cao của vòng cứu sinh, đó chính là trục ngắn của hình elip; OA là đường kính trong của phao cứu sinh sau khi đã bơm khí. Do đó người ta có thể tính thể tích của vòng cứu sinh theo công thức:

π là số pi và bằng 3,14, AB, CD, OA dễ dàng đo được sau khi phao đã được bơm căng. Ta thử tính toán lực nổi cho một phao cứu sinh cụ thể. Trên thị trường người ta thường bán một loại phao có đường kính vòng tròn lớn (đường kính ngoài) khi chưa bơm khí là 65 cm, làm bằng chất dẻo. Sau khi bơm khí đo được AB = 13 cm, CD = 12,5 cm. OA = 12 cm. Khối lượng của phao là 150 g. ứng dụng công thức nêu trên ta dễ dàng tính được V ≈ 14.835 cm3. Do đó loại phao cứu sinh này có lực nổi là 145.383N (N: đơn vị đo lực, đọc là niutơn).

Lực nổi này có giữ được cơ thể người nổi trên mặt nước không? Có thể, vì khi người ta chìm vào nước sẽ chịu lực đẩy của nước bằng lực nổi. Bạn hãy thử xem.

Thế nào là bài toán bản đồ có bốn màu?

Năm 1852, Côxuri tốt nghiệp đại học ở Luân Đôn. Khi vẽ địa đồ, ông nhận thấy: với một tấm bản đồ chỉ cần dùng tối đa bốn màu là có thể tô đủ để phân...

Vì sao phải nghiên cứu thiên văn trong vũ trụ?

Trái đất mà ta sống có một lớp "áo giáp" rất dày, đó là bầu khí quyển (khoảng 3.000 km) (nhưng tầng mật độ dày đặc chỉ khoảng mấy chục km), nhờ nó bảo...

Tại sao dùng tia X có thể chẩn đoán được bệnh trong cơ thể người?

Tia X quang còn gọi là tia Rơnghen, do nhà khoa học người Đức W.C Rơnghen phát hiện ra vào năm 1895. Lúc đó, do không biết tia đó là gì nên người ta đặt tên cho nó là tia X quang.

Tại sao kiến trúc cổ của Trung Quốc thường có mái hiên vểnh ngược lên?

Trung Quốc cổ đại có nhiều kiến trúc cổ nổi tiếng rường vẽ hoa, xà chạm trổ, màu sắc rực rỡ, nhất là những mái nhà lớn đẹp lạ thường, nóc nhà hơi vểnh...

Kỹ thuật CT chẩn đoán bệnh như thế nào?

Từ sau khi tia X. được nhà vật lý Lơnxin phát hiện, nó đã phát huy tác dụng to lớn trong y học; đặc biệt, từ khi xuất hiện kỹ thuật chụp CT thì hiệu...

Gió thổi như thế nào?

Cờ bay trong gió, thuyền buồm chạy băng băng, mặt nước dập dềnh, sóng vỗ ẩm ẩm,..

Tại sao có thể dùng hoocmon côn trùng để diệt côn trùng?

Côn trùng giống như một nhà ma thuật, cuộc đời của chúng biến đổi nhiều dạng, từ trứng biến thành ấu trùng, từ ấu trùng biến thành nhộng, từ nhộng...

Cái gì mới là nhân tố thực sự quyết định sự được thua của cuộc thi kéo co?

Thi kéo co là thi cái gì? Rất nhiều người sẽ nói: tất nhiên là thi xem sức lực của đội nào lớn hơn đấy thôi! Trên thực tế, vấn đề không đơn giản như vậy.

Mùi hôi của động vật có tác dụng gì?

Trong lịch sử tiến hoá mấy tỉ năm của sinh vật, giới động vật không chỉ phát triển thành hàng vạn những loại khác nhau, mà còn hình thành nên các kết cấu tổ chức khác nhau, khả năng khác nhau.