Có thể "dời" cả toà nhà đi được chăng?

Trong quá trình cải tạo thành phố, quy hoạch xây dựng mới thường mâu thuẫn với các công trình kiến trúc hiện có. Thông thường thì người ta dỡ bỏ nhà cũ, dời đến nhà ở mới. Cái cách vừa tháo dỡ vừa xây mới đó khiến cho chi phí xây dựng tăng lên rất nhiều, hơn nữa, rất nhiều kiến trúc cũ có ý nghĩa kỷ niệm quan trọng hoặc có giá trị bảo tồn văn vật cũng vì thế mà bị phá huỷ. Phải chăng có thể không cần tháo dỡ ngôi nhà mà có thể "dời" nó đến chỗ mới một cách hoàn chỉnh được chăng?

Ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX, các nhà kiến trúc Liên Xô cũ đã thành công khi dịch chuyển một ngôi nhà hai tầng hoàn chỉnh đến cách đó 250 m ngoài ra còn di chuyển một toà nhà cao năm tầng cách chỗ cũ 7 m. Trong quá trình dịch chuyển nhà, kết cấu của toà nhà và các công trình bên trong vẫn hoàn hảo không bị hư hỏng gì. Vậy thì, các toà nhà được "dời đi" như thế nào?

Trước hết, toà nhà phải tách rời khỏi nền móng ban đầu, ở phía dưới người ta đệm một cái giàn đỡ bằng thép hình chữ I. Giàn đỡ là một dãy các thanh thép chữ I rất dài đặt song song với chiều di chuyển, ở dưới mỗi bức tường đều đặt thép chữ I, vừa dùng để đỡ trọng lượng ngôi nhà, vừa làm dầm dịch chuyển. Toàn bộ giàn đỡ kết hợp chặt chẽ với thân tường của toà nhà, tăng cường tính ổn định đồng đều của toà nhà trong quá trình di chuyển. Ở bên dưới thép chữ I là đường ray thép, chạy dài đến nơi cần chuyển đến, ở giữa giàn đỡ thép chữ I và đường ray thép, người ta đặt vào những ống thép lăn, hoặc thay bằng xe đẩy có vòng lăn cường độ cao. Sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị, dùng tời có sức kéo cực mạnh qua một tổ hợp ròng rọc để kéo giàn đỡ bằng thép, chở toà nhà nặng nề dịch chuyển một cách bình ổn.

Thông thường, quá trình dịch chuyển nhà diễn ra rất chậm chạp, tốc độ bị khống chế trong phạm vi 8-10 m/giờ. Ở trạng thái tốc độ chậm và cân bằng đó, nói chung không cần dùng thép để gia cố thêm toàn khối toà nhà. Theo kết quả trắc đạt đã xác định, độ rung động trong quá trình dịch chuyển nhà, còn nhỏ hơn cả độ rung động đất gây nên khi một chiếc ô tô chạy qua nhà cơ đấy! Sau khi kéo toà nhà đến nơi, còn phải trải qua một quá trình điều chỉnh cân bằng phức tạp nữa mới có thể đưa dần nó lên nền móng mới và cố định lại. Như vậy toà nhà đã hoàn thành quá trình "dời nhà".

Thế nào là hệ thống sinh thái?

Hệ thống sinh thái là chỉ trong một thời gian nhất định, tất cả các sinh vật sống trong một không gian nhất định cùng với môi trường xung quanh nó tạo...

Vì sao khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, thính lực của hành khách biến đổi?

Những người từng đi máy bay thường có cảm giác sau: khi máy bay cất cánh và hạ cánh, lỗ tai như có vật gì nút chặt, những âm thanh chung quanh trở nên...

Vì sao đảo Trường Hưng lại được mệnh danh là đất quýt của Thượng Hải?

Quýt là một loại cây ăn quả sống ở vùng nhiệt đới châu Á, ưa khí hậu ấm và ẩm ướt. Khi nhiệt độ tăng lên 12.

Tại sao nói cá voi là một động vật thuộc lớp thú?

Cá voi xanh là loài cá voi to lớn nhất của đại dương với chiều dài là 30 mét và nặng tới khoảng 150 tấn. Họ hàng của cá voi xanh là các loại cá voi...

Tại sao chồn sóc lại có thể ăn được nhím?

Nhím là loài động vật cỡ nhỏ, chuyên ăn côn trùng, đặc điểm lớn nhất của nó là khắp thân mọc đầy gai nhọn...

Làm thế nào để khai thác mangan vón cục dưới đáy biển?

Dưới biển có nhiều khoáng vật, đặc biệt là ở vùng biển sâu 2.000 - 6000 m phân bố một lượng lớn mangan vón cục.

Tại sao đũa nhìn trong nữa trông như bị gãy?

Trong cuộc sống có nhiều hiện tượng lí thú mà bạn đội khi không để ý. Ví dụ, bạn thả chiếc đũa vào trong bồn rửa hoặc vào trong bát hay chén nước, một nửa của chiếc đũa ngập trong nước, nửa còn lại ở bên trên...

Tại sao nói rùa là loài vật già nhất thế giới?

Những con vật già nhất trên thế giới sống trên một vài hòn đảo của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đó là những con rùa đất khổng lồ mà giờ đây chỉ còn...

Vì sao dân cư vùng duyên hải và hải đảo có tuổi thọ cao?

Ngày nay, những nước có tuổi thọ bình quân cao trên thế giới là: Thụy Điển, Iceland, Hà Lan, Na Uy và Nhật Bản. Những nước này đều là những nước duyên...