Vì sao không thể tùy tiện khai hoang hoặc lấn hồ thành ruộng?

Việc khai hoang, lấn hồ làm ruộng là để mở rộng thêm diện tích canh tác, trồng thêm lương thực, nâng cao sản lượng nông sản. Nhưng nếu không nghiên cứu cẩn thận môi trường sinh thái của vùng đó mà tùy tiện khai hoang, lấn hồ làm ruộng sẽ dẫn đến phá hoại cân bằng sinh thái, dẫn đến hàng loạt phản ứng dây chuyền, khiến cho môi trường sinh thái xấu đi, dẫn đến các loại thiên tai, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Huyện Thông Hải miền trung tỉnh Vân Nam có một hồ gọi là hồ Tỳ Bà. Trên 90% nhân dân huyện Thông Hải sống quanh hồ, trên 80% đồng ruộng cũng ở ven hồ. 80% nguồn thu nhập kinh tế của huyện dựa vào hồ này. Năm 1956, để tăng thêm lương thực, nhân dân bắt đầu khai hoang các đồi núi ven hồ để canh tác, họ còn vây hồ làm thành ruộng, mở rộng diện tích trồng trọt. Năm 1958, hồ bị vây lấn 1.133 ha, sau đó lại lấn tiếp 333 ha. Đồng thời họ còn chặt phá cây rừng khiến cho tỉ lệ che phủ của rừng giảm thấp rõ rệt. Làm như vậy, thời kì đầu lương thực quả thật có tăng lên, nhưng diện tích hồ ngày càng thu nhỏ. Đến những năm 80, diện tích hồ từ 4.667 ha thu hẹp chỉ còn 1.333 ha, lượng nước từ 1,7 tỉ m3 xuống còn 170.000 m3. Vì rừng bị chặt phá nên một lượng đất lớn bị trôi chảy, hàng năm đất đổ vào lòng hồ khoảng 54.000 tấn. Môi trường sinh thái của vùng hồ sau khi bị phá hoại nghiêm trọng, khí hậu cũng theo đó mà biến đổi theo, hạn hán liên tiếp xảy ra. Năm 1983 hạn rất nặng, hồ cạn kiệt, 7.794 ha đồng ruộng bị hạn, 4.667 ha khô nứt nẻ, lúa và hoa màu chết gần hết, sản lượng lương thực giảm mất 2.650 tấn.

Tùy ý khai hoang và lấn hồ làm ruộng đã đưa lại cho huyện Thông Hải một bài học sâu sắc. Bắt đầu từ năm 1983, họ đã dùng biện pháp giảm bớt đất canh tác, trả lại diện tích cho lòng hồ và trồng cây gây rừng, nên dần dần cải thiện được môi trường sinh thái. Ngày nay hồ này đã được phục hồi như trước. Nông dân vùng đó nhờ mở rộng nhiều dạng kinh doanh nên thu nhập đã tăng lên.

Sự biến đổi tang thương của hồ Tỳ Bà nói với chúng ta rằng: tùy ý khai hoang hoặc lấn hồ làm ruộng là được không bằng mất.

Từ khoá: Khai hoang; Lấn hồ làm ruộng.

Tại sao nhân của quả sơn trà, đào, hạnh nhân không ăn được?

Quả sơn trà, đào, hạnh nhân đều là những quả mà con người thích ăn. Nhưng rất ít người nghĩ tới, thịt quả mềm, mọng nước lại bao bọc một mầm họa có...

Tại sao hai bên thân cá thông thường đều có trắc tuyến (đường bên)?

Nếu như quan sát cá một lúc thì sẽ phát hiện thấy hầu như đại đa số hai bên thân cá đều có một đường hoa văn hình sợi thông thẳng từ phần đầu xuống phần cuối của đuôi....

Máy tính và máy trò chơi điện tử, máy học điện tử có gì khác nhau?

Người không am hiểu về máy tính thường lẫn lộn máy tính với máy trò chơi điện tử và máy học điện tử. Trên thực tế, ba loại máy này khác nhau xa về...

Tại sao vệ tinh có thể nhìn thấy được sự phân bố khoáng sản dưới lòng đất?

Khoáng sản nằm dưới lòng đất là của cải quý báu của Trái Đất. Thăm dò sự phân bố khoáng sản cần phải có phương pháp khoa học, sử dụng các thiết bị...

Tại sao hoa lại có nhiều màu sắc đến như vậy?

Có một câu thơ cổ “mùa xuân muôn màu muôn sắc”. Mỗi khi mùa xuân về, màu vàng của hoa tầm xuân, màu hồng của hoa anh đào, màu phấn hồng của hoa đào...

Hiện nay thế giới chú ý đến những điều gì của vấn đề môi trường toàn cầu?

Ngày 18/11/1992, toàn thế giới có 1.575 nhà khoa học (trong đó bao gồm 99 người được giải thưởng Nobel) đã đưa ra lời cảnh báo đối với nhân dân toàn...

Tại sao gấu Bắc Cực không sợ lạnh giá ở Bắc Cực?

Bắc Cực là một thế giới tràn ngập băng tuyết. Đối mặt với khí hậu lạnh giá như vậy, có nhiều loài động vật to lớn lùi bước, nhưng gấu Bắc Cực lại có...

Trong hệ Mặt trời còn có hành tinh thứ 10 không?

Như ta đã biết hệ Mặt Trời có 9 hành tinh lớn, nhưng từ lâu đến nay các nhà thiên văn đều bị một câu hỏi làm trăn trở, đó là quỹ đạo chuyển động thực...

Tàu đệm không khí chạy trên mặt nước như thế nào?

Vài năm trở lại đây, một loại tàu thuỷ “đánh bộ” có cánh bay trên mặt nước đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Khi chạy, thân tàu hoàn toàn...