Tài lặn của người máy từ đâu mà có?

Biển chiếm phần lớn diện tích bề mặt Trái Đất. Trong lòng biển chứa đựng bao tài nguyên phong phú, như mỏ dầu, quặng măng gan và các kim loại nặng. Chúng phần lớn ẩn sâu mấy nghìn mét dưới đáy biển. Biển khơi cũng có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng. Bởi vậy, sử dụng và khai thác biển đã trở thành một nhiệm vụ chiến lược quan trọng của các quốc gia có biển, đảo trên thế giới.

Biển khơi rất sâu, nhiều vùng biển sâu vượt mức 1000 mét, con người căn bản không thể lặn xuống dưới đáy sâu như vậy để thăm dò. Và thế là người ta đã nghĩ tới việc nghiên cứu chế tạo ra người máy dưới nước, để người máy thay con người hoàn thành công việc dưới biển sâu. Bắt đầu những năm 60 thế kỉ XX, các nước đã đua nhau ra sức khai phát thiết bị lặn chở người và người máy lặn tiên tiến. Người máy lặn thực ra là thiết bị lặn không người lái. Nó cũng như tàu ngầm, có được tài lặn nhờ vào động lực mà ngoại giới ban cho, có thể bằng cách điều khiển từ xa hoặc điều khiển cáp, con người có thể điều khiển từ nơi xa hoặc trên tàu thuyền. Người máy lặn tiên tiến còn có một phần khả năng tự điều khiển. Chúng có vỏ ngoài chế tạo bằng hợp kim titan. Vật liệu nổi được tạo nên bởi chất dẻo (plastic) đặc biệt. Nó được lắp đặt nguồn động lực cố định (như acquy công suất lớn), bộ đẩy, hệ thống dẫn đường, các bộ cảm biến sona, bộ cảm biến nhiệt độ nước, bộ cảm biến độ cao, bộ cảm biến sức nén, hệ thống camera truyền hình, hệ thống giám sát và hệ thống điều khiển chính xác, hệ thống máy tính và thiết bị truyền thông. Những thiết bị này đã tạo nên một hệ thống điều khiển, kiểm tra và chấp hành khiến cho người máy có được cái tài lặn dưới nước.

Bộ thao tác làm việc của người máy lặn được tạo thành bởi một hoặc mấy cánh tay máy có nhiều độ tự do. So với người máy thông thường, yêu cầu bọc kín của nó là rất cao. Các bộ phận tác nghiệp dưới nước đều phải chống gỉ và được bọc kín, cấu trúc đồ điện - máy và bộ phận bên ngoài vỏ phải chịu được áp lực cao và chịu sự ăn mòn của nước biển. Do tình hình dòng chảy và sức nổi dưới đáy biển rất phức tạp, người ta đã không hoàn toàn nắm bắt được trước, mà người máy lại phải tìm đúng vị trí trong môi trường đặc biệt này và phải áp dụng những động tác chuẩn xác. Bởi vậy đòi hỏi người máy phải có khả năng sửa đổi chương trình máy tính dựa theo tình hình thực tế, tức là năng lực điều khiển tự chủ. Người Đức đã nghiên cứu chế tạo thành công một loại người máy lặn có thể giữ được cân bằng sức nén trong ngoài thông qua chất lỏng nạp vào. Người máy được đưa chất lỏng vào, khi nó lặn xuống, bộ cảm biến lực nén trên mình nó kịp thời đo được áp lực nước và điều khiển sự chảy vào của chất lỏng qua tín hiệu điều khiển, khiến cho áp lực trong và ngoài người máy giữ được như nhau.

Người máy lặn chủ yếu dùng cho mục đích thăm dò quặng dưới đáy biển, cứu hộ và mục đích quân sự. Cuối những năm 60 thế kỷ XX, một chiếc máy bay ném bom B52 bị rơi, khiến một quả bom H rớt xuống vùng biển sâu 800 mét gần Tây Ban Nha. Người ta đã bằng nhiều cách để trục vớt đều thất bại. Về sau, quân đội Mỹ đã mời đến một người máy lặn điều khiển cáp đang ở giai đoạn thử nghiệm. Người máy này quả nhiên tài năng khác thường, đã nhanh chóng tìm được vị trí chính xác và trục vớt thuận lợi quả bom khinh khí này. Năm 1985 Mĩ đã cử người máy đi thăm dò quả tên lửa "thần sức mạnh" chìm dưới đáy biển và bám sát tên lửa để chụp ảnh. Cùng năm đó, có người dựa vào người máy lặn đã tìm ra xác con tàu Titanic chìm sâu dưới đáy biển nửa thế kỉ. Năm 1994 tàu ngầm "ốc anh vũ" của Pháp đã mang theo người máy lặn có tên là Robin lại lần nữa tiến hành tìm kiếm con tàu chìm sâu 3780 mét dưới đáy biển cách đảo Newfoundland (thuộc Canađa) 900 km, và đã tìm thấy hơn 3600 vật như bưu kiện, vàng, ngọc và những thứ khác. Còn phát hiện ra một số tình hình mà các nhân viên điều tra trước đây đã không phát hiện được… Nhiều nước ngoài còn nghiên cứu chế tạo ra người máy quân dụng dùng cho việc trinh sát và thăm dò thủy lợi. Trung Quốc cũng đã nghiên cứu chế tạo ra người máy lặn "hiệu thăm dò" dùng cho việc tìm quặng đáy biển và cứu hộ.

Người máy lặn là loại người máy có công dụng đặc biệt. Nó đang phát huy tác dụng trong đại dương mênh mông.

Tại sao nói hoa là do lá biến thành?

Vấn đề này rất thú vị. Thế kỉ XVIII, nhà thơ Đức đã có câu thơ về “hoa do lá biến thành” và được sự đồng tình của không ít người.

Vì sao trong thời kỳ thi phải đặc biệt chú ý mặt ăn uống?

Trước kỳ thi, rất nhiều học sinh tỏ ra căng thẳng, ăn không ngon, ngủ không yên, sức khỏe và trí não giảm sút nhiều; có em thậm chí còn giảm cân,...

Thế nào là hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu?

Trên Trái Đất cho dù ở chỗ nào, chỉ cần bạn thọc tay vào túi lấy ra một cái máy nhỏ là có thể biết được chính xác bạn đang ở vị trí nào và thời điểm...

Vì sao sau khi rửa sạch, trứng tươi dễ bị hư hỏng?

Quần áo sau khi giặt sạch, để lâu bao nhiêu cũng không bị hư hỏng. Nhưng trứng gà tươi dù có dính bùn, đất và bị vấy bẩn thì cũng không nên rửa sạch...

Tại sao phụ nữ Ấn Độ thích điểm một nốt ruồi giữa hai hàng lông mày?

Thích làm cho mình đẹp thêm, đó là bản tính của con người. Phụ nữ thì lại càng như thế.

Tại sao có một số côn trùng lại có thể biến thành con nhộng, còn một số khác lại không?

Những người đã từng nuôi tằm đều biết, trong suốt cuộc đời của con tằm sẽ có mấy lần thay đổi hình dạng.

Tại sao cần phải có luật quốc tế?

Từ xa xưa đến nay luôn luôn xảy ra những mắc mớ giữa các nước về mậu dịch và lãnh thổ. Để giải quyết những mắc mớ đó, người ta phải họp nhau để thống...

Da ở đâu dày nhất cơ thể nhỉ?

Phần da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân dày tới 4 mm và đây là vùng da dày nhất trên cơ thể con người. Khu vực này cũng là nơi tập trung tuyến mồ hôi...

Bài toán 36 sĩ quan là gì?

Bài toán 36 sĩ quan bắt nguồn từ một truyền thuyết. Truyện kể rằng có lần một quốc vương nước Phổ tiến hành một cuộc duyệt binh lớn, truyền lệnh cho...