Vì sao nói tường kính bao quanh nhà cao tầng cũng gây ô nhiễm?

Khi bạn tản bộ trên đường phố thường bị những ngôi nhà cao tầng có tường kính bao quanh hấp dẫn. Lúc bạn ca ngợi nó hùng vĩ, đẹp đẽ thì bạn có biết rằng, tường kính bao quanh nhà cũng sẽ gây nên ô nhiễm môi trường không? Các chuyên gia về môi trường kiến trúc chỉ ra rằng: không nên nghĩ những công trình kiến trúc cao tầng có tường kính bao quanh, giao thông đường ray ra đời là biểu trưng của thành phố hiện đại mà thực chất nó chính là những sản phẩm các đô thị bắt buộc phải có, nhưng chính nó lại có tác dụng ngược lại giết chết cảnh quan đô thị và gây ô nhiễm môi trường.

Sự ô nhiễm của ánh sáng ảo do các tường kính phản xạ ánh nắng Mặt Trời tuy không gây ra tiếng động, không gây ra mùi vị, nhưng nó là sự ô nhiễm không thể coi thường được. Sự chiết xạ của những bức tường này gây nên ánh sáng huyền ảo trong phòng làm cho người ở, đặc biệt là các cụ già, rất có hại cho sức khỏe. Có những gia đình ban ngày không thể mở cửa sổ, hễ mở ra là váng đầu, hoa mắt. Có những người dân tố khổ tường kính bao quanh có ánh sáng màu bạc, khi ánh nắng chiết suất vào trong nhà thì rất có hại cho thị lực của trẻ em và người lớn. Đặc biệt về mùa hè khi Mặt Trời hơi xế, ánh sáng chiếu thẳng vào trong nhà sẽ gây nên cảm giác rất khó chịu. Theo xác định của các chuyên gia, hệ số phản xạ của tường kính đạt mức 0,82 – 0,88. So với hệ số phản xạ của những công trình kiến trúc dùng gạch bao quanh hoặc những bãi cỏ, cánh rừng thì cao gấp 10 lần. Những người bị ánh sáng phản xạ mạnh chiếu vào sẽ có phản ứng về sinh lí, khiến cho mắt nhức, người mệt mỏi, toàn thân phát nóng, mồ hôi đầm đìa, sức lực hao kiệt, phiền não bất an, hiệu suất công tác thấp. Ngoài ra, tường kính bao quanh ở những ngôi nhà nhiều tầng sẽ giống như một tấm kính rộng mấy chục mét, cao hàng trăm mét, chúng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời xuống những đường cao tốc khiến cho lái xe nhức đầu, chóng mặt, dễ gây nên sự cố giao thông. Có một số tường kính bao sẽ còn tập trung ánh sáng gây nên hỏa hoạn. Năm 1987, ở Berlin, Đức vì tường kính tập trung ánh sáng đã gây nên một vụ hỏa hoạn. Ở Thượng Hải, tường kính bao quanh một ngôi nhà cao tầng cạnh trường trung học, mùa hè đã đốt khô bãi cỏ trên sân vận động của trường. Có một số tường bao kính trực tiếp làm tổn thương đến con người, ví dụ tường kính có màu nâu đậm chứa kim loại côban, đó là nguyên tố kim loại có tính phóng xạ. Thông qua phản xạ của ánh nắng Mặt Trời chiếu lên con người, thời gian dài sẽ phá hoại chức năng tạo huyết của cơ thể, dẫn đến nhiều loại bệnh tật. Sự ô nhiễm ánh sáng huyền ảo này không thể phân giải, chuyển hóa, làm loãng hoặc xóa bỏ được. Vì vậy đó là ô nhiễm còn nguy hại hơn đối với ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và ô nhiễm tiếng ồn.

Ngày nay, ở những nước phát triển người ta rất ít thiết kế những ngôi nhà có tường kính bao quanh. Các kiến trúc sư và các ngành quản lí quy hoạch của Trung Quốc cũng đang đổi mới quan niệm, dần dần loại bỏ những thiết kế dùng kính trắng hoặc kính màu. Năm 1997, ở Thượng Hải đã thành lập Trung tâm kiểm tra tường kính bao quanh, chuyên đo đạc xác định độ an toàn và cường độ phản xạ quang nhiệt của tường kính. Ô nhiễm ánh sáng huyền ảo đã ngày càng khiến cho mọi người phải quan tâm lo lắng.

Từ khoá: Ô nhiễm ánh sáng huyền ảo; Tường kính bao quanh.

Thế nào là bí mật "Tunguska"?

Khoảng 7 giờ sáng ngày 30 tháng 6 năm 1908, vùng Tunguska miền trung Siberi Nga có một quả cầu lửa còn sáng hơn cả Mặt Trời ù ù rơi xuống theo góc...

Vì sao trong hệ Mặt trời lại có nhiều tiểu hành tinh đến thế?

Trong hệ Mặt Trời có những gì? Một nhà thiên văn đã từng trả lời một cách khéo léo là: "Một họ đại hành tinh, một họ tiểu hành tinh". Câu nói này đã...

Vì sao AIDS được gọi là "đại dịch của thế kỷ 20?"

Cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80, ở các nước Âu, Mỹ bắt đầu lưu hành một căn bệnh kỳ quái. Bệnh nhân phần lớn đều có triệu chứng giống như viêm phổi,...

Tại sao không thể coi kho số liệu là kho thông tin?

Nói theo cách thông thường thì kho số liệu (dữ liệu) là kho lưu trữ số liệu lớn, còn kho thông tin lại là kho lưu trữ thông tin lớn. Kho số liệu và...

Vì sao chim cánh cụt có thể sống ở Nam cực?

Môi trường cực kỳ khắc nghiệt ở Nam cực đã buộc các sinh vật bậc cao rút lui khỏi lãnh địa của nó. Ngay cả các động vật lớn có thể chịu được cái rét -80 độ C của Bắc cực như gấu trắng, voi biển. cũng không hề có mặt ở cực Nam...

Trái Đất được hình thành như thế nào?

Chúng ta sống trên Trái Đất, thường muốn tìm hiểu quá trình hình thành của nó "Trái Đất từ đâu đến? Ban đầu nó có giống với hiện nay không?"

“Cách mạng số” là gì vậy?

Nhà triết học Hi Lạp cổ đại Pythagoras cách đây hơn 2500 năm đã từng nói: “Tất cả đều là con số. Đến ngày hôm nay sau 25 thế kỉ, câu này đã có được sự...

Vì sao vùng á nhiệt đới những khu vực cao áp khống chế, không khí tương đối ấm?

Trung Quốc nằm ở vùng khí hậu Đông Nam châu Á, đại bộ phận thuộc về vùng nhiệt đới và ôn đới. Giữa nhiệt đới và ôn đới, trừ vùng lục địa ra, hầu như...

Vì sao không được tắt mở công tắc đèn huỳnh quang nhiều lần?

Mọi người thường nói "tiện tay tắt công tắc đèn để tiết kiệm điện", câu nói này đúng với trường hợp bóng đèn sợi đốt nhưng đối với bóng đèn huỳnh quang, việc tắt bật nhiều lần sẽ rút ngắn tuổi thọ của bóng đèn. Vì sao lại như vậy?