Vì sao căn cứ vào Mặt Trăng có thể biết được thời tiết?

Dân gian Trung Quốc có không ít câu ngạn ngữ căn cứ vào Mặt Trăng để phán đoán thời tiết. Ví dụ: "Không sợ mồng 1 tối, chỉ sợ mồng 2 mồng 3 tối, không sợ ngày rằm, ngày 16 tối, chỉ sợ ngày 17, 18 âm u". "Đầu tháng xem mồng 2, mồng 3, cuối tháng xem 17, 18". Ý nghĩa những câu ngạn ngữ này là ngày 1 và ngày 15, 16 âm lịch thời tiết âm u không đáng sợ. Nếu ngày 2, ngày 3 hoặc ngày 17, 18 âm lịch trời mưa thì tiếp theo có thể mưa kéo dài. Thực ra ý nghĩa của hai câu ngạn ngữ này không khác nhau nhiều. Ví dụ ở lưu vực sông Trường Giang Trung Quốc lại có câu "Đầu tháng trăng mày ngài, càng nghiêng càng không mưa"... đều là những câu ngạn ngữ về thời tiết có liên quan tới Mặt Trăng.

Muốn biết được vì sao căn cứ vào Mặt Trăng có thể dự báo được thời tiết thì trước hết cần giải thích rõ tướng trăng là gì.

Tướng trăng tức là chỉ sự biến đổi tròn hay khuyết của Mặt Trăng. Trong tháng âm lịch, vị trí của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất thì trên mặt đất không nhìn thấy sự phản xạ của Mặt Trăng, do đó đêm ấy Mặt Trăng tối đen, tức là ngày mồng 1 âm lịch hằng tháng, trong thiên văn gọi là sóc. Khi Mặt Trăng và Mặt Trời nằm hai bên Trái Đất và hình thành đường thẳng thì lúc đó từ mặt đất nhìn thấy trăng rất tròn. Ngày đó gọi là vọng, cũng tức là ngày 15 hoặc 16 âm lịch. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất hình thành 900, từ trên Trái Đất thấy nửa bên phải Mặt Trăng sáng, ngày đó gọi là thượng huyền, tức là ngày 8 hoặc ngày 9 âm lịch. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất hình thành 2700 thì nửa bên trái Mặt Trăng sáng. Ngày đó gọi là hạ huyền, tức là ngày 22 hoặc 23 âm lịch. Vì vậy sự biến đổi chu kỳ tròn, khuyết của trăng (tức chu kỳ tướng trăng) chính là một tháng âm lịch, vừa đúng với tháng sóc, vọng trong thiên văn.

Như ta đã biết, Mặt Trăng và Mặt Trời có sức hấp dẫn với Trái Đất, khiến cho nước biển thành triều lên, triều xuống, cũng có thể khiến cho vỏ Trái Đất nhô lên hoặc thụt xuống. Đó chính là hải triều và cố thể triều. Trước kia nhiều người cho rằng, sức hút này cũng ảnh hưởng đến bầu khí quyển, nhưng không lớn lắm. Hai mươi năm nay các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu, phát hiện thấy sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với sự vận động của không khí và biến đổi thời tiết cũng có tác dụng khá quan trọng, đặc biệt là sự phát sinh biến đổi đột ngột của bầu khí quyển và thời tiết, thiên tai luôn liên quan với sự biến đổi của sức hút đó. Trong một tháng âm lịch, vào các ngày sóc và vọng là lúc hợp lực sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đạt đến lớn nhất, sau đó hợp lực sức hút này nhỏ đi. Nếu ngày một (sóc) và ngày 15, hoặc 16 (vọng) của âm lịch thời tiết không có thay đổi gì rõ rệt, sang ngày 2, 3 hoặc ngày 17, 18 âm lịch lại biến đổi xấu đi, chứng tỏ sức hút có sự biến đổi khác thường, có thể dự đoán mấy ngày tới thời tiết vùng này sẽ biến đổi mạnh, có thể là tiếp tục xấu đi. Đó chính là nguyên lý của câu ngạn ngữ "Không sợ mồng 1 âm u, chỉ sợ từ ngày 2, ngày 3 trở đi".

Căn cứ tướng trăng để dự đoán thời tiết là có cơ sở khoa học. Ngày nay các nhà khí tượng đã làm rõ ảnh hưởng cụ thể của lực triều đối với thời tiết, đồng thời trực tiếp căn cứ sự biến đổi lực triều này, kết hợp với sự biến đổi của tình hình thời tiết như áp cao, áp thấp... để dự đoán thời tiết trong tương lai.

Tại sao các hoàng đế của nước Nga được gọi là Sa hoàng?

Về vấn đề này, đẩu tiên phải nói tới nhà độc tài của thành La Mã thời cổ đại Cesar. Năm 45 trước Công nguyên, Viện Nguyên Lão La Mã đã dựa vào chiến...

Tại sao cổ của hươu cao cổ lại rất dài?

Hươu cao cổ trong giới động vật còn có tên khác là "gã cao kều". Một con hươu cao cổ cao nhất trên thế giới cao 5,75 m, cao hơn 1/3 so với con voi cao...

Kim loại có thể tự bốc cháy?

Nếu rải loại bột chì đen mịn lên một tờ giấy đặt trong bóng tối, bạn sẽ thấy những chấm lửa lốm đốm. Nếu gặp thời tiết khô hanh, đám bột chì đó sẽ có...

Vệ tinh kéo theo có công dụng gì?

Có một loại vệ tinh dạng mới gọi là vệ tinh kéo theo. Nghe tên thì biết, đó là loại vệ tinh nhờ các con tàu vũ trụ dùng dây để kéo theo.

Tại sao đội đồ vật trên đầu nhẹ hơn xách và cõng?

Phụ nữ Triều Tiên thường dùng đầu để đội các đồ vật nặng. Người dân ở một số nước châu Phi cũng thích đội đồ vật trên đỉnh đầu.

Tại sao bệnh dịch hạch lại trở thành đại hoạ của nhân loại?

Ngày 24 tháng 3 năm 1345, người ta phát hiện thấy trên bẩu trời một hiện tượng kỳ lạ: Thổ tinh, Mộc tinh, Hoả tinh gặp nhau, chập làm một. Ở châu Âu...

Cóc có độc không?

Tên Hán Việt của cóc là "Thiềm", ngoại hình của chúng rất xấu xí, màu da cóc xám xịt và sần sùi. Vì vậy rất nhiều người không dám chạm vào chúng.

Tại sao đèn pha chống sương mù của ô tô lại có ánh sáng màu vàng?

Sương dày đặc là một trở ngại lớn cho việc giao thông bằng xe cộ. Khi ô tô gặp sương mù thường phải bật đèn pha chống sương mù ở trước xe, đèn sẽ phát...

Giao thông xạnh có thật là màu xanh không?

Màu xanh tượng trưng cho mùa xuân và sự sống. Đi đôi với đời sống vật chất ngày càng phong phú, con người cũng đặt ra yêu cầu cao hơn về chất lượng...