E-mail có thể đăng kí (gửi bảo đảm) không?

Khi bạn viết và gửi một bức thư cho bạn bè, nếu địa chỉ và tên họ đều viết đúng thì thông thường người bạn đó sẽ nhận được thư của bạn. Nếu địa chỉ và tên họ viết sai thì thư sẽ bị trả lại. Nhưng nếu trong quá trình gửi thư mà sai sót thì thư có thể bị thất lạc. Nếu bạn gửi thư bảo đảm (có đăng kí đánh số) thì thư chắc chắn sẽ đến tận tay người nhận.

Tình hình E-mail cũng tương tự, nhưng cũng có chút khác biệt. Bạn có thể gửi E-mail cho bạn bè là vì các bạn đã đăng kí hộp thư điện tử qua nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP và đã có được địa chỉ E-mail. Và các thiết bị dịch vụ máy chủ ISP này sẽ là bưu điện điện tử của các bạn. Việc truyền tải của thông tin mạng máy tính được tiến hành nghiêm túc theo quy định giao thức. Với E-mail, Internet cũng có hàng loạt giao thức, như giao thức công thức thông tin E-mail, giao thức công thức mở rộng nhiều cách dùng thư Internet, giao thức truyền tải thư đơn giản, giao thức bưu điện điện tử. Dựa vào những giao thức này, E-mail mà bạn gửi đi nhất định sẽ được chuyển vào hộp thư điện tử của bạn. Nếu bưu điện điện tử phía bên kia làm việc bình thường và việc truyền tải thuận lợi thì thư chỉ vài giây hoặc vài phút là đến nơi. Nếu địa chỉ viết sai thì E-mail sẽ nhanh chóng bị gửi trả lại cho bạn. E-mail sẽ không bị mất dọc đường như thư bình thường. Từ điểm này, nó không cần phải đăng kí (gửi bảo đảm).

Thế nhưng, E-mail khi đã tới hộp thư điện tử của cậu bạn, không phải là do thất lạc mà do cậu bạn đã đánh mất chìa khóa hộp thư (mật mã - account, tức mật khẩu) thì E-mail có thể là bị kẻ khác lấy đi. Xét theo điểm này, thư điện tử còn chưa thực hiện chức năng "gửi thư đảm bảo", vì nó đã không trao đến tay cậu bạn được. Vậy thì, thư điện tử liệu có thể gửi "đảm bảo" không? Có chứ. Nếu khi bạn gửi E-mail mà cho mục chọn "thông trị tiếp nhận", vậy thì khi cậu bạn nhận được thư điện tử bạn gửi, bạn sẽ nhận được một thông báo. Thế nhưng, người ta rất ít khi sử dụng chức năng này. Nếu muốn sử dụng, thì cần phải có phần mềm thư điện tử hỗ trợ chức năng này. Để đề phòng trường hợp E-mail khi truyền tải trên mạng Internet bị kẻ nào đó phục chế và trộm cắp hoặc do mật mã bị tiết lộ mà bị lấy mất thì E-mail còn cung cấp biện pháp bảo mật và kí tên số (chữ ký số).

Loài nấm tại sao lại không có rễ?

Loài nấm như nấm rơm, nấm hương..

Tại sao Nam Cực lại không có gấu Bắc Cực?

Gấu Bắc Cực còn gọi là "gấu trắng", thân dài khoảng 2,7 m, chiều cao tính đến vai khoảng 1,3 m, thể trọng 750 kg, kích thước chỉ xếp sau gấu nâu...

Vì sao người ta ví mắt với máy ảnh?

Có người nói, hai mắt giống như hai máy ảnh đặt trên đầu, ví von như thế rất có lý. Bên ngoài nhãn cầu là tầng giác mạc không màu, trong suốt, giống...

Vì sao Tây Á trở thành khu vực dầu mỏ quan trọng nhất trên thế giới?

Tây Á là tiếng gọi tắt miền Tây châu Á, còn gọi là Trung Đông. Phạm vi của nó không lớn lắm nhưng là khu vực sản xuất dầu mỏ chủ yếu, chiếm 60% thị...

Tại sao khi ở trên tàu hoả đang chạy, nhảy lên cao vẫn rơi xuống vị trí ban đầu?

Đứng trên sàn nhà nhảy lên một cái, sau khi rơi xuống ta vẫn sẽ ở chỗ cũ. Thế thì khi ta đứng trong tàu hoả đang chạy với tốc độ cao, sau khi nhảy lên, có phải ta cũng vẫn rơi xuống chỗ cũ như vậy chăng? 

Vì sao nói não càng dùng càng thông minh?

Có người nói: "Não nếu được dùng nhiều, các tế bào não sẽ bị chết", "não dùng nhiều sẽ trở nên chậm chạp". Cách nói này không có cơ sở khoa học.

Cây cối sống qua mùa đông lạnh giá như thế nào?

Trong tự nhiên có rất nhiều hiện tượng vô cùng kỳ lạ người, khiến con người phải dày công nghiên cứu. Chẳng hạn như, cũng một loại thực vật mọc trên...

Tại sao mầm cây lại phát triển cong về hướng Mặt Trời?

Năm 1880, nhà sinh vật học Đácuyn (Darwin) đã quan sát thấy một hiện tượng kì lạ: nếu mầm cây lúa, cây mạch có ánh sáng chiếu vào thì sẽ cong về hướng...

Tại sao phải xây dựng thành phố số hoá?

Trước đây không lâu, các nước EU tuyên bố một kế hoạch rất mạnh bạo: Xây dựng ở Châu Âu 10 "thành phố số hoá" hoặc nhiều hơn, thủ đô Amsterdam của Hà...