Tại sao việc thu hoạch cây ăn quảlại có năm lớn năm nhỏ?

Cây ăn quả rất quen thuộc với chúng ta, hầu hết cây ăn quả đều có một tính khí riêng kì lạ. Đó chính là sau khi nó bước vào thời kì kết quả rộ, sẽ xuất hiện hiện tượng kết quả cách năm: một năm kết quả nhiều, một năm kết quả ít, sản lượng giảm rõ rệt. Hiện tượng này càng biểu hiện rõ ở một số cây khác như cây táo, cây lê,... vì vậy người ta đặt cho chúng một cái tên chuyên môn “năm lớn nhỏ của cây ăn quả”.

Cây ăn quả kết được bao nhiêu quả trước tiên phải xem năm trước mầm hoa nhiều hay không nhiều. Nếu vào mùa thu, mầm hoa của cây ăn quả hình thành nhiều, vậy năm sau ra hoa kết quả cũng nhiều, thu hoạch tốt, nếu đầu năm mầm hoa hình thành ít thì năm sau kết quả ít, sản lượng giảm.

Cây ăn quả một năm cho sản lượng cao, một năm cho sản lượng thấp, nguyên nhân chủ yếu là sự mâu thuẫn về vấn đề dinh dưỡng; bởi vì trong năm lớn, do kết quả nhiều, chất dinh dưỡng trước tiên cung cấp cho quả đang lớn, còn cành nhánh lại không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên không thể đáp ứng nhu cầu cho mầm hoa phát dục, cây ăn quả không thể hình thành nhiều mầm hoa, vậy sang năm sau sẽ là năm nhỏ, kết quả ít, sản lượng không cao. Nhưng trong năm nhỏ, cây do kết quả ít, cho nên chất dinh dưỡng tích trữ được nhiều hơn, lượng tiêu hao mất đi, chất dinh dưỡng do lá tạo ra có thể cung ứng đủ cho mầm hoa phát dục, cho nên mùa thu của năm nhỏ, mầm hoa lại xuất hiện dồi dào, qua năm sau lại có thể kết quả rất sai, trở thành năm lớn của cây. Như vậy, năm này qua năm khác, cây ăn quả xuất hiện hiện tượng năm lớn nhỏ.

Nhưng đối với những cây ăn quả nhỏ có khác, bởi vì cây nhỏ kết quả ít, mỗi năm ngoài việc kết quả đã dùng mất một lượng chất dinh dưỡng ra, còn đủ chất dinh dưỡng hình thành mầm hoa, vì thế mà không chỉ rất ít có hiện tượng năm lớn nhỏ, mà có khi tán cây càng lớn ra quả càng nhiều.

Để rút ngắn khoảng cách năm lớn nhỏ, phải bón phân đúng lúc cho cây, hơn nữa, vào những năm hoa quả nhiều kịp thời tiến hành những biện pháp phù hợp như cắt tỉa bớt hoa, quả.

Tại sao vận động viên đua xe đạp lại luôn bám sát nhau?

Quãng đường đua xe việt dã thường rất dài, đến vài chục thậm chí vài trăm cây số. Ở Pháp, thường có giải đua xe đạp kéo dài hơn mười ngày trời, vượt qua vài nghìn cây số trên các dạng địa hình phức tạp...

Vì sao trẻ em ngày nay hay bị bệnh đường ruột?

Trước kia, trẻ em ít khi mắc bệnh đường tiêu hóa. Nhưng mấy năm gầm đây, số trẻ mắc các bệnh này tăng lên.

Vì sao phải làm quen với kì vọng toán học?

Một nhà doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư thường có thể phải rất mạo hiểm. Ví dụ, khi đầu tư vào hạng mục A nếu thành công có thể thu được một triệu...

Vì sao vào cuối thế kỉ 19, toán học Trung quốc lại lạc hậu hơn Nhật Bản?

Sự giao lưu văn hóa giữa hai nước Trung Nhật có nguồn gốc từ dài lâu. Toán học ở Nhật Bản được gọi là wasan, trước đây toàn học từ các điển tịch toán...

Vì sao gió cát trong mùa xuân ở miền Bắc Trung Quốc lại đặc biệt lớn?

Khi mùa xuân đến với miền Bắc Trung Quốc, những cơn gió Tây Bắc tràn về mang theo mình cả cát bụi, khiến cho cảnh sắc mùa xuân nơi đây không còn tươi...

Vì sao cấm hút thuốc lá?

Hút thuốc rất có hại cho sức khỏe, một điếu thuốc có thể sản sinh ra 2.000 ml khói thuốc, trong đó chứa hơn 4.

Tại sao trên thế giới lại có nhiều loài thực vật khác nhau như vậy?

Trên Trái Đất nơi nào cũng có thực vật sinh sống, hơn nữa chúng lại có rất nhiều loài, hình dạng mỗi loại một khác. Theo thống kê, có khoảng hơn 400.

Vì sao ở một thị trấn Nhật Bản mèo đua nhau nhảy xuống nước chết?

Năm 1953, một thị trấn ở Nhật Bản phát hiện một sự kiện lạ. Người ta thấy từng đàn mèo phát điên, bước đi xiêu vẹo, thân co rúm, cùng đua nhau nhảy...

Bài toán bảy chiếc cầu và bài toán vẽ liền một nét?

Vấn đề bảy chiếc cầu nảy sinh vào thế kỉ XVIII tại thành phố Kơnichxbec (Kửnigsberg), vào thời đó Kơnichxbec thuộc Đức, còn ngày nay là thành phố...