Khi mùa xuân đến với miền Bắc Trung Quốc, những cơn gió Tây Bắc tràn về mang theo mình cả cát bụi, khiến cho cảnh sắc mùa xuân nơi đây không còn tươi tắn.
Vậy cát bụi trong không trung từ đâu đến?
Mở bản đồ ra, chúng ta có thể thấy, gần phía tây đồng bằng Hoa Bắc là cao nguyên Hoàng Thổ, phía tây bắc lại là sa mạc Gôbi nổi tiếng. Chất đất của cao nguyên Hoàng Thổ và sa mạc đều là đất pha cát rất tơi xốp. Loại đất pha cát này khi gặp gió sẽ bị cuốn lên không trung. Mùa xuân ở miền Bắc của Trung Quốc thường xuyên có gió Tây Bắc thổi. Gió Tây Bắc đến từ tây Siberia, sau khi đi qua sa mạc Gôbi và cao nguyên Hoàng Thổ, liền mang theo đất pha cát tới phía nam, khiến cho đồng bằng Hoa Bắc ngập chìm trong cát bụi. Đương nhiên, cũng vì mùa xuân ở Hoa Bắc là lúc thời tiết ít mưa và gió thổi mạnh, đồng thời cũng có một bộ phận cát bụi là đất tơi xốp của vùng đó hoặc các vùng lân cận bị gió to thổi cuốn tới mà dẫn tới hiện tượng gió cát trong mùa xuân ở miền Bắc Trung Quốc lại đặc biệt lớn như trên.
Thực ra không chỉ miền Bắc Trung Quốc có hiện tượng gió cát, mà ở phía nam, có lúc cũng xảy ra hiện tượng thời tiết như vậy. Khi đó bầu trời có màu xám vàng, Mặt Trời có phần bị che khuất, bụi cát vàng từ không trung rơi xuống, khiến cho mặt bàn và ghế trong phòng bị phủ một lớp cát mỏng, mịn. Trong tình trạng thời tiết như thế, nếu đi ra bên ngoài, khi trở về trên áo, mũ và mặt bạn cũng bị bám một lớp cát mịn.
Thì ra, loại cát này cũng giống cát ở sa mạc và cao nguyên Hoàng Thổ được thổi đến đến từ miền Bắc. Sau khi gió Tây Bắc làm nhiễu động một bộ phận tương đối nhỏ của cát và cuốn lên cao cùng gió thổi theo hướng Nam đến miền Nam, do sức gió đến từ miền Nam ở trên cao đã bị yếu đi, nên nó không còn khả năng mang theo bụi cát khiến chúng bị rơi xuống.