Vì sao trứng muối lại có vết hoa tùng?

Khi bạn bóc hết lớp vỏ bùn đen, lột bỏ lớp vỏ sẽ xuất hiện một lớp màu xanh nâu là lòng trắng trứng. Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy trong lớp lòng trắng có khảm một loại hoa văn như lá cây tùng, người ta gọi đó là hoa tùng. Vì thế trứng muối còn có tên là trứng hoa tùng.

Hoa tùng trên trứng muối là do các phản ứng hoá học đã "khắc chạm" nên. Lòng trắng trứng là một loại protein. Khi để trứng gia cầm một thời gian dài thì một phần hợp chất protein trong lòng trắng trứng sẽ phân giải thành các amino axit amin, trong axit amin có một đặc tính về cấu trúc hết sức thú vị là vừa có nhóm amin có tính kiềm, vừa có nhóm cacboxyl có tính axit. Vì vậy các axit amin vừa có thể tác dụng với axit vừa có thể tác dụng với các chất kiềm. Khi làm trứng muối người ta đã dùng một số chất có tính kiềm như đá vôi, kali cacbonat, natri cacbonat… Các chất có tính kiềm này có thể xuyên qua lớp vỏ trứng qua các lỗ nhỏ trên mặt vỏ trứng và đi vào lòng trắng trứng tác dụng với các axit amin làm thành các muối có gốc là axit amin. Các muối amino axit này không tan trong lòng trắng trứng nên sẽ kết tinh thành các tinh thể có hình dáng hình học khác nhau. Các hình hoa tùng đẹp mắt chính là do các muối của axit amin kết tinh mà có.

Thực sự thì hoa tùng trong lòng đỏ trứng có màu xanh đen, đó là do kết quả của một quá trình biến đổi hoá học; Thành phần chính của lòng đỏ trứng là một protein có chứa lưu huỳnh. Lâu ngày, lòng đỏ trứng cũng phân giải thành axit amin và cho thoát ra một chất khó ngửi là hyđro sunfua. Trong lòng đỏ trứng còn chứa nhiều muối vô cơ khác như sắt, đồng, kẽm, mangan… Khí hyđro sunfua có thể tác dụng với các chất vô cơ tạo thành các sunfua - kim loại tương ứng. Lòng đỏ trứng biến thành màu xanh đen là do có các sunfua kim loại. Các hợp chất sunfua rất khó tan trong nước nên không được cơ thể hấp thụ.

Ngoài ra trong lòng đỏ trứng còn có nhiều chất protein phân giải thành các axit amin, vì vậy khi ăn lòng đỏ của trứng gà, trứng vịt muối sẽ ngon hơn trứng gà, trứng vịt thường rất nhiều.

Trứng muối rất giàu chất dinh dưỡng, vị rất ngon nhưng có tính kiềm lớn nên không nên ăn nhiều. Có người khi ăn trứng muối thường có thêm ít dấm, dấm vừa diệt được vi khuẩn lại có thể trung hoà bớt kiềm trong lòng đỏ. Bạn hãy thử xem.

Vì sao các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối?

Các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối. Như ta đã biết bóng đèn điện 600 W sáng hơn bóng đèn 20 W, đó là vì sức phát ra ánh sáng của chúng khác...

Vì sao không nên tắm nắng nhiều?

Ở một số nước Âu, Mĩ, nhiều người đặc biệt thích phơi mình ở bãi biển để tắm nắng. Các cô gái còn phơi cho da biến thành màu nâu, cho đó là đẹp.

Tại sao bề mặt cốt thép có loại có gân, có loại lại trơn nhẵn?

Trên công trường xây dựng thường chất đầy các loại cốt thép to nhỏ khác nhau, trong đó, có một số cốt thép bề mặt của nó được cán thành gân kiểu xoắn...

Tại sao ngày trời mưa thì điện thoại dễ bị lạc âm?

Bạn có thấy khi mùa hè hoặc ngày trời nồm thì hiện tượng lạc âm (hiện tượng tín hiệu lời nói của đường dây điện thoại này chạy lạc qua đường dây điện...

Tại sao lại phải cắt tỉa cành cho cây ăn quả?

Cây ăn quả hoang dã trong khe núi xưa nay chưa được cắt tỉa bao giờ. Nhưng đối với cây ăn quả trồng trong vườn, nếu không cắt tỉa, không chỉ sản lượng...

Tại sao cây tre lại không ra hoa hàng năm?

Tre, lúa nước và lúa mạch là họ hàng với nhau, đều thuộc loại thực vật một lá mầm. Lúa nước, lúa mạch đều nở hoa tùy từng giai đoạn, nhưng tre lại...

Đường dây điện thoại có thể mắc sát với đường điện không?

Lắp đặt cho nhà mới, có người để giản tiện, thường cho chạy đường điện thoại song song với đường điện. Có vùng nông thôn, vì để tiết kiệm cột điện, mà...

Tại sao máy BP có thể hiển thị tin dự báo thời tiết?

B…B…" trên màn hình tinh thể lỏng của máy BP hiện lên từng dòng chữ: "Ngày 18, nắng chuyển nhiều mây, 5 - 15°C". Đó là dự báo thời tiết hiển thị trên...

Cầy mangut có phải là khắc tinh của rắn không?

Khi một con cầy mangut gặp phải rắn hổ mang thì sẽ có một cuộc sát đấu kịch liệt xảy ra.