Tại sao chim công biết xoè đuôi?

Tất cả những người từng đến vướn bách thú dạo chơi đều sẽ bị thu hút bởi bộ lông rực rỡ của chim công đực, đặc biệt là khi công đang xoè đuôi. Khi nó dựng ngược lông đuôi ánh vàng rực rỡ đó, ngẩng đầu sải bước, thực sự là rất đẹp. Tại sao chim công biết xoè đuôi vậy? Có người nói, công xoè đuôi để "khoe mẽ" với người, câu trả lời này có chính xác không?

Muốn trả lời vấn đề này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem công xoè đuôi nhiều nhất vào thời gian nào. Các nhà động vật học cho biết, thời gian công xoè đuôi nhiều nhất là vào tháng 3 - 4, lúc này chính là mùa sinh đẻ của chúng, do vậy hiện tượng xoè đuôi có liên quan mật thiết đến việc sinh đẻ, là kết quả kích thích của hoóc môn sinh dục do tuyến sinh dục của bản thân động vật tiết ra, là một biểu hiện tìm đôi lứa của chim công. Mùa sinh sản qua đi, hiện tượng xoè đuôi này cũng sẽ dần dần biến mất. Vì vậy, nếu chim công xoè đuôi là để "khoe mẽ", chỉ là sự suy đoán chủ quan của con người mà thôi.

Công xoè đuôi, ngoài có lợi cho việc tìm bạn đời ra, khi gặp địch tấn công cũng sẽ xoè lông đuôi ra, từng chấm mắt lớn trên lông đuôi, giống như rất nhiều con mắt lớn, đột nhiên xuất hiện trước mặt kẻ địch, có tác dụng hù doạ đối phương. Trường hợp giống như vậy rất thường thấy ở trong các loài chim, ví dụ khi diều hâu, chồn sóc... tấn công gà mẹ đang dẫn dắt đàn gà con, gà mẹ cũng biết xù lông của nó để chiến đấu với kẻ địch. Động tác này tương tự với động tác xoè đuôi của chim công, là một kiểu phản ứng phòng vệ.

Đôi khi công thực sự biết xoè đuôi trước mặt một du khách đang mặc bộ quần áo đẹp sặc sỡ, nhưng đó không phải là để "khoe mẽ" mà là vì màu sắc xanh đỏ sặc sỡ của quần áo, tiếng nói cười to của du khách đã kích thích công, làm cho chúng phải đề cao cảnh giác. Lúc này công xoè đuôi cũng là một động tác thị uy, phòng ngự.

Vì sao bệnh "mắt gà chọi" thường không tự khỏi?

Ở người bình thường, hai mắt nhìn một vật, ảnh của vật thể đó in trên võng mạc của cả hai mắt, truyền lên trung khu thị giác ở não, chập lại làm thành...

Tại sao phải đeo kính đen khi đi thám hiểm ở Nam cực?

Chúng ta thường thấy trên tivi, những người đi thám hiểm ở Nam cực đều đeo kính đen và những vận động viên leo những dãy núi cao cũng đeo kính đen

Hằng tinh phát sáng còn hành tinh lại không?

“Hằng tinh” là các sao tự phát sáng và phát nhiệt, ngược lại “hành tinh” không hề có khả năng này. Hệ Mặt trời do đó bao gồm một hằng tinh là Mặt trời...

Thế nào là ô nhiễm mùi thối?

Mùi thối là mùi khó ngửi, gây cho người ta cảm giác khó chịu. Nước cống, nhà vệ sinh công cộng, các bãi rác đều phát ra mùi hôi thối, khuếch tán vào...

Vì sao các bác sĩ phòng X-quang phải đeo yếm chì?

Tia X - quang hay còn gọi là tia Rơngen do nhà vật lý người Đức là Rơngen phát minh vào năm 1895. Loại tia bức xạ mắt không nhìn thấy này không chỉ...

Tại sao la bàn được coi là một trong bốn phát minh vĩ đại?

La bàn, giết, bàn in và thuốc nổ được coi là 4 phát minh vĩ đại nhất của Trung Quốc thời cổ đại. Tại sao người ta lại coi trọng việc phát minh ra la bàn đến vậy?

Sông Hoàng Hà bùn cát nhiều như thế, có thể biến thành xanh trong được không?

Hoàng Hà được coi là cái nôi của nền văn minh Trung Quốc buổi bình minh. Nó đã từng nuôi dưỡng tổ tiên người Trung Quốc, nhưng về sau cũng đem lại...

Tại sao hoa của cây cúc trừ sâu có thể diệt được côn trùng?

Mùa hè, trước khi đi ngủ, có lẽ bạn thường thắp một chút hương muỗi. Mùi của hương muỗi đối với người mà nói, không chỉ không cảm thấy khó chịu, thậm...

Vì sao mùa xuân và mùa thu lại thích hợp với việc câu cá?

Ở các thuỷ vực gẩn bờ biển Nhật Bản có rất nhiều loại cá thích sống ở vùng nước ấm 16 - 25 độ C Vào mùa xuân nước ở gẩn bờ biển ấm dẩn, các loài cá ưa...