Tại sao nhiều loài hoa đẹp lại có độc?

Có nhiều loài hoa đẹp, được con người yêu thích, nhưng chúng lại có độc, như cây trúc đào có hoa màu hồng tươi tắn, quanh năm ra hoa, nhưng lá, rễ và vỏ thân cây trúc đào đều có độc, hoa của chúng cũng có độc, chỉ có điều là độc tính nhẹ thôi. Con người chỉ cần ăn một chút vỏ cây trúc đào tươi sẽ xảy ra các triệu chứng ngộ độc, lúc đầu có cảm giác buồn nôn, đau bụng, rồi tim đập nhanh, mạch loạn, người nặng có thể con ngươi bị to ra, ỉa ra máu, thậm chí co giật và dẫn đến tử vong. Đó là trong cây trúc đào có chứa nhiều loại glucoxit trợ tim có độc tính rất có hại cho tim con người.

Chúng ta thường thấy trong các vườn hoặc trên sân thượng có những chậu hoa màu tím hồng gọi là hoa trường xuân, cũng thuộc họ trúc đào, rễ và lá của nó chứa chất kiềm sinh vật indo. Chất kiềm này có thể ức chế sự tạo máu trong cơ thể người, đặc biệt khả năng làm ức chế tủy xương rất cao, làm giảm bạch cầu. Thế nhưng nếu dùng biện pháp lấy độc trị độc thì chất kiềm này lại có hiệu quả chữa trị nhất định đối với các bệnh như bệnh máu trắng (ung thư máu).

Loài hoa thủy tiên vào mùa đông được rất nhiều người ưa thích, nó ra hoa vào mùa đông giá lạnh, đặc biệt là lá cây có màu xanh ngọc non khiến cho cả căn phòng tràn ngập ý xuân. Thế nhưng thủy tiên cũng có độc, toàn thân đều độc, đặc biệt là phần thân củ giống như củ hành độc tính càng lớn. Nếu ăn nhầm phải nó thì sẽ xuất hiện hiện tượng nôn, đau bụng, mạch yếu, ỉa chảy, thở gấp, nhiệt độ cơ thể tăng và hạ đường huyết, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Thành phần có độc trong thủy tiên gọi là kiềm sinh vật, hàm lượng có trong thân củ là 1%.

Nhài tím là một loài hoa thường thấy trồng ở bồn hoa hoặc mảnh đất trống trước nhà. Hạt và rễ loại cây này đều độc, vì rễ của nó to mập, giống như cây thiên ma thường được lấy làm thuốc trong Đông y, một số thương nhân Pháp đã lấy rễ cây nhài tím, chế thành thuốc thiên ma giả. Nếu ai uống phải “thiên ma” này sẽ trúng độc, xuất hiện hiện tượng miệng môi bị tê liệt, da bị tê kèm theo đau đầu, ù tai... Rễ cây nhài tím có chứa các thành phần hóa học như resin, axit hữu cơ, axit amin v.v.

Còn có một số thực vật như hoa khiên ngưu, ăn hạt và thân cây của nó sẽ bị đau bụng, ỉa chảy, ỉa ra máu, đái ra máu, thậm chí còn làm tổn hại đến thần kinh não, thần kinh dưới lưỡi, khiến cho người ta không thể nói được và rơi vào trạng thái hôn mê. Có nhiều loài hoa trong họ hoa đỗ quyên cũng độc như hoa dương trịch trục, cả cây đều độc, độc tính trong hoa và quả càng cao, có thể làm tê liệt thần kinh, làm mất tri giác, người ta dùng cây này làm thuốc sát trùng.

Tóm lại, không ít những đóa hoa có độc, mặc dù trông thì đẹp nhưng chỉ có thể ngắm mà thôi, tối kị ăn phải, không chỉ có vậy, có những loài phấn hoa cũng có hại với người như bay vào lỗ mũi (khi ngửi hoa) gây dị ứng, đó là sự phản ứng của độc tính.

Tại sao các loài thực vật bị tuyệt chủng trên thế giới ngày một nhiều?

Theo dự đoán của các nhà sinh vật học, tỉ lệ tuyệt chủng của các loài sinh vật (cả động vật và thực vật) là:

Bí mật về sự sống trên Hoả Tinh như thế nào?

Đêm trong trời sáng, có lúc ta có thể nhìn thấy một hành tinh màu đỏ trên trời, đó là Hoả Tinh. Từ xưa đến nay con người luôn hứng thú tìm hiểu trên...

Tại sao có một số động vật thích cuộc sống bầy đàn?

Có một số động vật có bản năng tự nhiên sống độc lập. Ví dụ như hổ chúa sơn lâm nổi tiếng, ngoài lúc sinh sản ra thì luôn không thích làm bạn cùng với đồng loại, thậm chí không chịu đến gần đồng loại.

Tại sao một số thực vật lại có khả năng tự bảo vệ mình?

Khi chúng ta đi dã ngoại, khảo sát, thường có một cảm giác rơi vào những chiếc bẫy gai của thực vật. Ở khu núi phía Bắc, điều phiền phức nhất là gai...

Tại sao tế bào đơn lại có thể phát triển thành cây?

Một tế bào nhỏ nhoi chỉ dưới kính hiển vi mới có thể nhìn thấy rõ hình dạng của nó. Bạn đã từng nghĩ, bất kì một tế bào của thể thực vật nào nhờ sự...

Vì sao dùng phương pháp chiếu xạ lại có thể bảo vệ thực phẩm tươi?

Kỹ thuật bảo quản thực phẩm tươi, trong mấy chục năm trở lại đây đã có bước phát triển lớn, làm mọi người cảm thấy tiện lợi. Trong số nhiều phương...

Tại sao ánh sáng trên ngọn hải đăng phải luôn luôn nhấp nháy?

Hải đăng đã có lịch sử rất lâu đời. Ngọn hải đăng trên đảo Faros ở cảng Alexandria của Ai Cập cổ, từng được liệt vào một trong bảy kỳ quan lớn của thế...

Vì sao có thể dùng vệ tinh để trinh sát quân sự?

Vệ tinh trinh sát là loại vệ tinh thu thập thông tin tình hình quân sự. Nó "đứng cao, nhìn xa", là "gián điệp" trên không rất linh hoạt.

Khoa học môi trường là gì?

Khoa học môi trường là khoa học xuất phát từ tổng thể môi trường, nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với môi trường trong quá trình nhận thức và...