Tại sao lại phải luôn thay đổi chậu trồng hoa?

Cây thường trồng trong chậu hoa để thưởng thức cái đẹp được gọi là cây cảnh. Lấy cây hoa ra khỏi chậu hoa cũ rồi lại trồng sang một chậu hoa khác, công việc này gọi là đổi chậu cây.

Cây hoa đã được trồng vào chậu rồi tại sao phải đổi chậu khác?

Chúng ta biết rằng, sau khi hoa được trồng vào chậu sẽ không ngừng sinh trưởng, hình dáng không ngừng lớn, rễ chống đỡ cho thực vật cũng không ngừng lớn, nhưng chậu trồng cây thì vẫn cố định không thay đổi. Như vậy sau khi cây lớn, chậu hoa cũ bây giờ không còn phù hợp với sức tăng trưởng của rễ nữa, chậu hoa và thân cây không còn cân xứng, lúc này cần đổi sang chiếc chậu cây khác lớn hơn, có lợi cho cây sinh trưởng, lại tạo sự đồng đều trên dưới của cây, gọi là mĩ quan.

Cây sinh trưởng trong chậu, phân bón, nước cần thiết đều nhờ đất trong chậu hoa cung cấp. Lâu dần, đất trong chậu dần dần kết rắn lại, độ kiềm chua cũng không phù hợp tương xứng, hàm lượng chất hữu cơ quá thấp, tính giữ nước, thoát nước có thể yếu đi. Những hiện tượng này khiến cho đất trong chậu đã không còn thích hợp với nhu cầu sinh trưởng của cây nữa; lúc này, càng phải thay đổi đất trồng cho cây, tăng phân bón hữu cơ cần thiết. Cho nên, mặc dù về hình dáng thực vật chưa cần phải đổi sang chậu cây lớn, nhưng để có đất nuôi trồng tốt thì cũng nên đổi chậu cây.

Có một số thực vật sống nhiều năm, thông thường tách gốc là phương pháp sinh sôi chủ yếu. Để tăng số lượng chậu trồng cây, cần đổ cây từ chậu cũ ra, từ một gốc cây tách thành hai gốc, ba gốc hoặc nhiều hơn nữa. Như vậy mỗi một gốc nhỏ mới tách lại cần một chậu cây mới, thế là một chậu cây cũ được tách thành hai chậu cây, ba chậu cây hoặc nhiều hơn. Việc đổi chậu cây kết hợp với việc tách gốc này không nhất định phải cần chậu to, thường xấp xỉ bằng chậu cũ là được. Nếu tách gốc thành tương đối nhỏ, còn có thể dùng chậu cây nhỏ hơn chậu cây cũ.

Có một số thực vật tập tính sinh trưởng của rễ đặc biệt khỏe, chậu hoa không thể hạn chế nổi sức sinh trưởng của rễ, có khi ngược lại bị rễ khỏe nở mạnh làm vỡ chậu. Lúc này cho dù không tách rễ thì cũng cần lập tức thay chậu cây, hơn nữa khi đổi chậu cây sau khi lấy cây ở chậu cũ ra còn phải cắt tỉa lại chúng. Phần dưới cắt tỉa đi phần rễ khỏe quá, phần trên cắt bớt những cành già, sau đó mới trồng vào chậu cây mới. Chậu cây mới nói chung nên lớn hơn chiếc chậu cây cũ, nếu vẫn dùng chiếc chậu cây cũ thì cần cắt tỉa nhiều hơn một chút.

Ngoài ra, mỗi một loại cây thường có thời gian ngủ trong chậu, sau thời kì ngủ, để giúp chúng sinh trưởng khỏe hơn, lại ra hoa, thì cũng phải đổi chậu cây. Cây cảnh trải qua thời kì ngủ, bộ phận dưới đất thường có rễ chùm khô, bộ phận trên mặt đất thường có cành cây khô, khi thay đổi chậu cây cũng cần cắt tỉa bớt. Chậu cây dùng để thay nên to hơn chậu cây cũ, có khi dùng chậu cây cũ cũng được. Khi cây sinh trưởng không tốt, phải kiểm tra xem có phải rễ thối không, có phải có sự hoạt động của giun đất hoặc chậu có côn trùng gây hại không. Nếu phát hiện trong chậu có giun đất, rễ thối hoặc côn trùng gây hại thì phải thay chậu cây ngay.

E-mail có thể đăng kí (gửi bảo đảm) không?

Khi bạn viết và gửi một bức thư cho bạn bè, nếu địa chỉ và tên họ đều viết đúng thì thông thường người bạn đó sẽ nhận được thư của bạn. Nếu địa chỉ và...

Sốt cao có phải là xấu không?

Nhiệt độ cơ thể căn bản là cố định, thường ở mức 37 độ C. Khi chỉ số này vượt quá phạm vi bình thường thì gọi là "sốt".

Vì sao thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến dinh dưỡng?

Thuốc là loại vũ khí có uy lực giúp con người đấu tranh với bệnh tật. Thuốc giúp chữa bệnh bằng cách tác động trực tiếp đến cơ thể hoặc khống chế sự...

Các chữ mạ vàng trên bìa sách có phải bằng vàng thật không?

Trên những quyển sách lớn đóng bìa cứng thường có các tiêu đề, tên sách được mạ vàng óng ánh, đẹp mắt. Trong các bao bì hàng hoá cũng thường thấy có...

Tại sao cá nhà táng không bị mắc bệnh lặn nước?

Bệnh lặn nước còn được gọi là bệnh giảm áp, chủ yếu là do khí nitơ trong không khí dưới điều kiện áp suất cao trong nước đã hoà tan quá nhiều vào...

Mắt thú ăn thịt khác mắt thú ăn cỏ như thế nào?

Nếu để ý, bạn sẽ nhận thấy một hiện tượng rất thú vị. Với các loài thú ăn thịt như sư tử, hổ, báo, chó sói…, mắt của chúng đều nằm phía trước phần...

Vì sao bật lửa lại làm bắn ra tia lửa?

Trong bật lửa có đá lửa. Chỉ cần ấn ngón tay đánh "tách" một cái là có thể làm bắn ra nhiều tia lửa.

Vì sao chỉ cần xát nhẹ que diêm là cháy thành ngọn lửa?

Toàn thể que diêm là những chất dễ cháy: Đầu que diêm chủ yếu là antimon sunfua (Sb2S3) và kali clorat (KClO3). Thân que diêm bằng gỗ thông mềm hoặc...

Vì sao ở Nam cực và Bắc cực nửa năm là ban ngày, nửa năm là ban đêm?

Trái đất mà ta sống khi quay quanh Mặt Trời nghiêng với quỹ đạo một góc. Góc nghiêng giữa trục Trái Đất với quỹ đạo quay quanh Mặt Trời là 66,50.