Vì sao phải bảo vệ biển?

Biển cả bao la chiếm 71% diện tích toàn cầu. Nó là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho đất liền. Mặt nước rộng lớn, khối lượng nước khổng lồ, các dòng hải lưu chuyển động không ngừng sẽ điều tiết nhiệt độ không khí và lượng mưa toàn cầu. Do đó có thể nói biển cả bảo vệ sự sinh tồn của mọi sinh vật trên Trái Đất, đương nhiên bao gồm cả sự sống của con người trong đó.

Biển cả còn mở rộng lòng để con người xuống đó khai thác những sản phẩm quý báu và phong phú. Biển cả là kho lương thực tương lai của loài người. Chỉ riêng loài tảo đã có thể cung cấp một lượng thực phẩm gấp hơn 20 lần tổng sản lượng lúa mạch hiện nay của toàn thế giới. Hằng năm biển cung cấp cho loài người ba tỉ tấn cá. Theo tính toán, khả năng biển cung cấp thực phẩm cho con người gấp 1.000 lần so với lục địa.

Biển cả còn là một kho dầu khổng lồ. Trữ lượng dầu mỏ dưới đáy biển khoảng 300 tỉ tấn, chiếm 40% tổng trữ lượng dầu mỏ thế giới. Magie dưới đáy biển có thể cung cấp cho loài người dùng trên một vạn năm. Trong nước biển còn chứa nhiều loại nguyên liệu hạt nhân như các chất đồng vị urani, hyđro, v.v. và còn một nguồn khổng lồ các chất muối vô cơ.

Biển còn chứa năng lượng thuỷ triều rất to lớn. Theo tính toán nguồn năng lượng thuỷ triều toàn thế giới có khoảng hơn một tỉ kW. Nếu tính cả năng lượng sóng và năng lượng hải lưu thì còn lớn hơn nhiều.

Biển cả vô tư phục vụ con người, nhưng con người ứng xử với nó ra sao? Ô nhiễm vô độ, sự khai thác có tính tước đoạt đã phá hoại nghiêm trọng môi trường biển công cộng của cả loài người, gây nên sự lo lắng và bất an cho những người có hiểu biết trên thế giới.

Con người gây ô nhiễm biển bằng sáu cách, trong đó ô nhiễm dầu mỏ là phổ biến nhất. Hằng năm con người thải dầu mỏ ra biển khoảng 2 - 20 triệu tấn. Nếu còn kể đến các tàu dầu bị chìm và sự phá hoại của chiến tranh gây rò rỉ dầu thì con số này còn tăng lên mấy lần. Ô nhiễm dầu mỏ khiến cho hàng vạn chim hải âu bị chết, màng dầu khiến cho các sinh vật phù du và tôm cá không thể sống nổi.

Sự phát triển công nghiệp của thế giới hằng năm khiến cho các phế liệu hoá học chứa thuỷ ngân, cađimi, đồng, chì và nhiều kim loại nặng khác thải ra biển. Theo tính toán hằng năm con ngưòi thải ra biển hơn một vạn tấn thuỷ ngân, cađimi càng nhiều hơn.

Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật cũng không kém ô nhiễm công nghiệp, đặc biệt là thuốc trừ sâu. Hằng năm con người thải ra biển khoảng 1 triệu tấn thuốc trừ sâu, khống chế tác dụng quang hợp của hải tảo, sản sinh ra hậu quả nghiêm trọng.

Nước ô nhiễm của công nghiệp, dân dụng và nông nghiệp, chất thải của cuộc sống ngư dân và các phế liệu sản xuất, ô nhiễm của các cuộc thử vũ khí hạt nhân và ô nhiễm nhiệt, cũng khiến cho môi trường biển ngày càng xấu thêm.

Theo điều tra hằng năm các dòng sông đổ ra biển 41.000 km3 nước ngọt, trong đó có 20 tỉ tấn là những vật bẩn trôi nổi và các loại muối hoà tan bao gồm kim loại và các chất ô nhiễm của rác thải và nước bẩn thành thị. Qua đó có thể thấy hoạt động của con người gây ô nhiễm rất nghiêm trọng cho biển.

Ngoài ô nhiễm nghiêm trọng ra, con người còn đánh bắt có tính tước đoạt các loài cá khiến cho tài nguyên ngư nghiệp biển bị tổn thất, nhiều loài có nguy cơ bị tiêu diệt.

Ven biển Địa Trung Hải ngày nay đến loài cá dài hơn 80 mm cũng không còn nữa. Loài cá tuyết, cá bimu ven bờ biển Anh giảm 65%. Các ngư trường ở Bột Hải, Hoàng Hải Trung Quốc những loài cá quý hiếm cũng sắp bị tiêu diệt.

Biển là môi trường sinh tồn quan trọng của loài người. Bảo vệ biển là bảo vệ môi trường chung của nhân loại, tức là bảo vệ tương lai của loài người. Những công việc bảo vệ này cần có được sự hiệp lực của toàn thế giới. Cần có những Công ước quốc tế thiết thực và hiệu quả cũng như những biện pháp bảo hộ tốt mới có thể bảo vệ được biển.

Vì sao bánh xe lại phải là hình tròn?

Vì sao bánh xe lại có dạng hình tròn? Đây không chỉ đơn giản là để xe chạy bon bon trên đường được dễ dàng. Dĩ nhiên là chưa hề ai thấy một chiếc xe...

Vì sao nhân dân một số vùng dễ bị bướu cổ?

Ở những vùng núi rừng, người dân thường mắc bệnh bướu cổ (y học gọi là phù tuyến giáp trạng địa phương). Nguyên nhân chủ yếu nhất là hàm lượng iốt...

Tại sao chặt cây kê huyết đằng lại thấy “máu” chảy ra

Ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang của Trung Quốc có một loại cây thân mây, song có ra quả. Cây này thường quấn quanh...

Trên mặt trăng có thể nhảy cao hơn trên trái đất bao nhiêu?

Giả sử rằng vận động viên giỏi nhất có thể nhảy qua mức xà 2,42 mét. Con số này chưa phải là lớn lắm, nhưng chúng ta chỉ có thể tăng kỷ lục lên một...

Vì sao đồng thời với dùng dương lịch còn dùng nông lịch?

Lịch mà hiện nay ta đang sử dụng có hai loại. Một loại là lịch thông dụng quốc tế, cũng gọi là Dương lịch loại khác là nông lịch riêng của Trung Quốc,...

Có phải khi mưa, càng đi nhanh càng ít bị ướt đẫm nước mưa?

Thông thường khi đi trong mưa người ta cố gắng chạy thật nhanh vì cho rằng đi càng nhanh thì càng ít bị ướt đẫm nước mưa. Thực tế có phải như vậy...

Mây được hình thành như thế nào?

Mây trên trời có cao, có thấp, cao đến 10 km, thấp chỉ có mấy chục mét.

Tại sao cây sau khi bóc hết lớp vỏ vẫn có thể tái sinh?

Cây sợ nhất bóc vỏ, sau khi bóc vỏ, đã ngắt đứt các đường ống dẫn (bộ ống dây) vận chuyển chất hữu cơ xuống dưới do lá tạo thành trong quá trình quang...

Giấy chứng minh điện tử có lợi ích gì?

Những loại giấy chứng minh và card mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều. Chẳng hạn giấy chứng minh nhân dân, thẻ lao động, thẻ...