Thế nào là song tinh?

Nếu dùng kính viễn vọng thiên văn để quan sát bầu trời bạn sẽ phát hiện trong bầu trời có nhiều hằng tinh thành từng cặp, đi đôi với nhau. Vị trí của chúng rất gần nhau. Chúng ta gọi hai hằng tinh sát gần nhau như thế là song tinh (sao đôi). Có thể nói các hằng tinh trên trời cũng thích kết bạn và các hằng tinh đơn lẻ chỉ chiếm số ít. Đương nhiên các song tinh cũng mỗi cặp một khác. Có cặp là hằng tinh này chuyển động quanh hằng tinh kia dựa vào lực hấp dẫn để duy trì, đó gọi là song tinh vật lý (sao kép). Có những cặp song tinh chỉ là quan hệ chiếu lên nhau, tưởng là rất gần nhau nhưng trên thực tế cự ly cách xa nhau không hề có mối quan hệ về vật lý, gọi là "gần mặt xa lòng" đó gọi là song tinh quang học.

Những cặp song tinh ta thường nói đến là song tinh vật lý. Đối với các cặp song tinh vật lý, khoảng cách giữa hai ngôi sao cũng có sự chênh lệch rất lớn. Ví dụ "song tinh thân cận" khoảng cách giữa hai ngôi sao rất gần, có thể được xem là những người bạn thân thiết. Giữa chúng phát sinh những quá trình tác dụng tương hỗ rất phức tạp, sản sinh ảnh hưởng thuỷ triều, thậm chí còn xuất hiện các luồng khí từ sao này chạy sang sao kia.

Buổi tối có nhiều cặp song tinh nổi tiếng. Ví dụ sao Thiên lang, Nam môn 2, Nam môn 3, Bắc hà 2, Tâm tú 2, Giác tú 1, v.v. đều là những cặp song tinh. Trong đó sao Thiên lang thuộc về loại song tinh mắt thường không thấy được, phải thông qua kính viễn vọng thiên văn mới có thể nhìn thấy quan hệ song tinh của chúng. Ngôi sao quay chung quanh sao Thiên lang là một ngôi sao bạch oải. "Giác tú 1" thuộc loại song tinh phân quang, tức là chỉ có thể thông qua phân tích tia quang phổ của nó mới xác định được chúng là cặp song tinh, còn dùng kính viễn vọng thì không thể phân biệt được.

Trong thế giới các hằng tinh, song tinh là hiện tượng phổ biến. Ngoài ra còn có không ít những tập đoàn nhỏ có mối liên hệ vật lý với nhau hình thành 3 - 5 các đám hằng tinh, gọi chung là tụ tinh. Các hằng tinh gần hệ Mặt Trời ước tính có từ một nửa hoặc một nửa đều là song tinh hoặc thành viên của các tụ tinh.

"Một ngày" trên Mặt Trăng dài bao nhiêu?

Nếu bạn du hành lên Mặt Trăng, khi đổ bộ xuống Mặt Trăng giả thiết là bắt đầu tối, vậy bạn phải ở trên Mặt Trăng bao lâu mới nhìn thấy Mặt Trời,...

Vì sao vàng lại được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật?

Vàng thuộc vương quốc của các kim loại con cưng. Từ xưa đến nay, vàng được dùng đúc tiền quý, được chế tác thành các đồ nữ trang quý giá.

Tại sao khỉ hống lại rất thích kêu gào?

Trong rừng rậm nhiệt đới Châu Mĩ, có môt loài khỉ kì lạ gọi là khỉ hống. Chúng có cổ họng lớn siêu cấp trong gia tộc nhà khỉ, một khi chúng phát ra...

Chồn Bắc Mỹ diệt rắn chuông như thế nào?

Rắn chuông (rắn đuôi kêu) rất thích ăn thịt chồn. Tuy nhiên, chồn không bao giờ để bị ăn thịt một cách dễ dàng.

Vì sao gương cười khiến chúng ta bị biến hình?

Gương cười là loại gương khác hẳn với gương chúng ta vẫn dùng hàng ngày. Nó là loại gương có bề mặt rất bằng phẳng, khi soi vào hình của ta không bị biến hình, tỉ lệ độ to nhỏ cũng không thay đổi.

Vì sao sâm Ngọc Linh lại quý như thế?

Không chỉ được mệnh danh là “Dược liệu Quốc bảo”, sâm Ngọc Linh Việt Nam còn được xếp là loài sâm quý nhất thế giới bởi sở hữu những hoạt chất quý mà không phải loại sâm nào cũng có.

Tại sao bệnh dịch hạch lại trở thành đại hoạ của nhân loại?

Ngày 24 tháng 3 năm 1345, người ta phát hiện thấy trên bẩu trời một hiện tượng kỳ lạ: Thổ tinh, Mộc tinh, Hoả tinh gặp nhau, chập làm một. Ở châu Âu...

Vì sao khu vực Giang Hoài có bầu trời màu vàng?

Hằng năm vào tháng 6 - 7 là lúc mơ chín rộ. Vùng Giang Hoài, Trung Quốc thường xuất hiện những ngày mưa liên miên, rất ít gặp thời tiết sáng sủa, độ...

Tại sao phải chế tạo máy bay có cánh hướng về phía trước?

Thông thường thì cánh máy bay đều hướng về phía sau, nhưng chẳng lẽ lại không có loại máy bay nào cánh hướng về phía trước? Tháng 9/1997, tại một sân...