Vì sao lớp chống tạo màng mờ trên kính đeo mắt lại chống được sự tạo màng mờ?

Vào mùa đông, khi đeo kính bước từ ngoài trời vào phòng ấm, trên đôi mắt kính lập tức hình thành lớp màng mờ như màng sương. Nếu bôi lên đôi mắt kính một lớp chống mờ thì có đưa kính vào nồi hơi nước đang bay hơi mờ mịt trên đôi mắt kính cũng không hề có lớp màng sương mờ.

Để hiểu rõ nguyên nhân, ta cần biết tại sao trên đôi mắt kính lại dễ tạo thành màng sương mờ. Nguyên nhân chính là bề mặt của mắt kính thuộc loại bề mặt không ưa nước, cũng như dầu và nước là hai vật liệu không thể hoà lẫn vào nhau. Trong hoá học người ta gọi đó là bề mặt có tính kỵ nước. Do đó khi hơi nước gặp bề mặt mắt kính sẽ ngưng lại thành các giọt nước nhỏ li ti. Các giọt nước nhỏ li ti này gặp bề mặt kỵ nước sẽ không lan toả để tạo được lớp màng nước mỏng mà vẫn giữ dạng lớp các hạt nước li ti. Trên thực tế các giọt nước nhỏ này vẫn trong suốt có tác dụng gây hiện tượng khúc xạ, phản xạ các tia sáng, làm cho các chùm tia sáng vốn song song trở thành các tia có phương hướng hỗn loạn. Cho nên khi mắt bạn như bị một lớp màng sương che chắn thì sẽ không nhìn rõ mọi vật trước mắt. Hình ảnh mọi vật trở nên mơ hồ.

Nếu bề mặt các mắt kính lại có tính chất như bề mặt bằng gỗ, bằng giấy thì các giọt nước sẽ nhanh chóng lan đi khắp nơi, và các giọt nước sẽ lan ra nhanh tạo thành màng nước mỏng và lúc bấy giờ qua mắt kính vẫn nhìn rõ mọi vật.

Lớp chống màng mờ trên mắt kính là dung dịch nước của các chất có tính ưa nước. Có nhiều loại hợp chất có tính chất như vậy. Ví dụ dung dịch axit metyl xenluloza 0,25%, đó là hồ tổng hợp, dung dịch 0,05% polyvinylalcol (PVA) cũng có tính ưa nước mạnh. Các loại hợp chất trên thường dùng để làm phụ gia cho vật liệu quét tường. Trong phân tử các hợp chất này có nhiều nhóm có tính ưa nước, ví dụ có nhóm hyđroxyl là nhóm hết sức ưa nước. Nếu bôi lên mắt kính một lớp dung dịch các hợp chất này để chống việc tạo màng mờ đã không làm ảnh hưởng đến tính trong suốt của đôi mắt kính mà lại làm cho bề mặt mắt kính từ chỗ có tính kỵ nước trở thành ưa nước.

Ngoài các chất chống tạo màng mờ, người ta có thể dùng phương pháp rất đơn giản khác: Bôi lên mắt kính dung dịch nước xà phòng loãng hoặc dung dịch bột giặt loãng cũng có tác dụng chống việc tạo màng mờ.

Đương nhiên các dung dịch này dễ khô, có thể duy trì tính chống màng mờ lâu dài.

Tại sao truyền thông không thể thiếu được multimedia?

Multimedia trong lĩnh vực truyền thông là một loại medium (phương tiện truyền thông) truyền thông khác với medium đơn nhất truyền thống. Nó được tạo...

Tàu vũ trụ và máy bay vũ trụ có gì khác nhau?

Tàu vũ trụ và máy bay vũ trụ đều là những thiết bị vũ trụ chở người, tức là chúng đều bảo đảm điều kiện làm việc và sinh sống của các nhà du hành...

Vì sao các nhà thiên văn phải quan sát nhật thực và nguyệt thực?

Mặt trời là nguồn năng lượng của sự sống trên Trái Đất. Tất cả mọi sự biến đổi phát sinh trên Mặt Trời đều liên quan mật thiết với cuộc sống thường...

Chất nhớt trên mình cá có tác dụng gì?

Với một con cá trôi hay một chú cá chép đang tràn trề sức lực, thì dù nó ở trong chậu, bạn cũng phải tốn khá nhiều calo mới bắt được nó. Lớp áo nhờn...

Vì sao vệ tinh có thể dự báo động đất?

Động đất là loại thiên tai xưa nay con người khó tránh khỏi. Vì nguyên nhân gây ra động đất và hiện tượng trước đó thường rất phức tạp, cho nên dự báo...

Tại sao các toà nhà chọc trời lại sợ nhất là hoả hoạn?

Trong các tai hoạ mà các toà nhà chọc trời gặp phải thương vong về người do hoả hoạn gây nên tương đối nhiều, tổn thất về của cải vật chất cũng cực kỳ...

Vì sao thép không gỉ lại bị gỉ?

Ngày nay các vật dụng chế bằng thép không gỉ ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Các đồ dùng bằng thép không gỉ như cốc, liễn...

Tại sao trên máy bay phải có “hộp đen”?

Mỗi khi có chiếc máy bay gặp nạn bị rơi, các nhân viên cứu hộ đẩu tiên đều cố tìm thấy cái “hộp đen” của nó. Đó là vì bên trong hộp đen có lắp những...

Bài toán thỏ gà chung lồng như thế nào?

Đây là bài toán cổ nổi tiếng được ghi trong sách “Sách toán Tôn tử”. Nội dung bài toán như sau: