Vì sao nước máy đã được sát trùng nhưng chỉ nên uống sau khi đã đun sôi?

Quá trình sản xuất nước máy thường phải qua mấy bước: Lấy nước, thêm hoá chất, khuấy trộn, kết tủa, lọc. Trong đó bước thêm hoá chất là nhằm thêm chất kết tủa, khử trùng, thêm chất ngưng kết khiến cho các hạt nhỏ trong nước tụ tập thành các hạt lớn hơn để dễ kết tủa, còn chất khử trùng chính là khí clo. Khi sục khí clo qua nước, đại bộ phận vi khuẩn trong nước bị tiêu diệt. Như vậy nước sản xuất ra thực sự sạch. Vậy tại sao nước máy chỉ được uống sau khi đun sôi?

Chúng ta biết rằng khí clo hoà tan vào nước sẽ sinh ra axit hypocoric. Axit hypocloric có khả năng diệt vi khuẩn rất mạnh, có tác dụng tẩy trắng. Nhưng đồng thời axit hypocoric cũng tác dụng với các chất hữu cơ trong nước để tạo thành muối clo hữu cơ (sản phẩm của hợp chất hữu cơ với clo), người ta gọi đó là lượng clo dư. Khí clo dư có tính oxy hoá mạnh, nên đối với cơ thể người có tính chất đột biến.

Nếu thường xuyên uống nước máy có clo dư dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Nhưng khí clo dư trong nước máy là hợp chất không bền, dưới tác dụng của ánh sáng hoặc của nhiệt clo rất dễ bị bay đi mất. Vì vậy sau khi đun sôi thì khí clo dư trong nước máy sẽ không còn nữa.

Ngoài ra để dẫn nước từ nhà máy đến các gia đình, nước phải dẫn theo nhiều đường ống. Trong các đường ống khó tránh khỏi có các chất bẩn cũng như có các loại vi khuẩn gây bệnh. Nên nước máy khi chảy qua các đường ống có thể bị ô nhiễm thứ cấp, ngoài ra các cư dân ở các tầng lầu cao thường dùng nước chứa từ các bể nước ở trên cao. Mà ở các bể chứa nếu không được chú ý vệ sinh cẩn thận có thể có các vi khuẩn, thậm chí có cả các loại ấu trùng sinh sống (như con quăng, giun chỉ…) làm cho nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Với nước bị ô nhiễm thứ cấp rõ ràng cần phải đun sôi mới uống được, nếu không có thể gây nhiều bệnh tật.

Vì vậy để giữ gìn sức khoẻ, mọi người không nên uống nước máy trực tiếp mà không qua đun sôi.

Vì sao nói "rửa chân nước nóng trước khi ngủ cũng như uống thuốc bố"?

Hai chân con người không những đỡ trọng lượng toàn thân mà còn chuyển dời thân thể đi. Theo tính toán, một người trong cuộc đời đi khoảng 10 vạn km,...

Vì sao khi thực hiện các phép toán lại chia thành ba cấp?

Các phép toán số học được chia làm ba cấp: phép cộng, phép trừ là cấp một, phép nhân, phép chia thuộc cấp hai, phép luỹ thừa và khai phương thuộc cấp...

Vì sao trước khi thi đấu các vận động viên thể thao cần xoa bột trắng vào lòng bàn tay?

Bạn đã xem các trận thi đấu thể thao nào chưa? Các vận động viên thể thao có thân thể tráng kiện, động tác thuần thục chính xác, đẹp mắt khiến người...

Bộ đồ bay có thể trở thành phương tiện giao thông cá nhân trong tương lai không?

Năm 1984, tại lễ khai mạc Thế vận hội Ôlympic lần thứ 23 cử hành ở Los Angeles nước Mỹ, trên bầu trời sân vận động rộng lớn, có một "người bay" từ...

Dùng phương pháp gấp giấy đểtiến hành thí nghiệm như thế nào?

Trong thực tiễn sản xuất và sinh hoạt hằng ngày người ta hay gặp vấn đề “chọn lựa tối ưu”. Ví dụ trong phương pháp luyện thép, người ta có thể đưa...

Vì sao một số thực vật rỗng thân?

Cùng một lượng vật liệu, nếu đúc thành chiếc cột chống to và rỗng thì chịu lực khỏe hơn nhiều so với chiếc cột đặc nhưng nhỏ. Các loài cây họ hòa thảo...

Giải mã hiện tượng ảo ảnh về thác nước

Đó là một ảo giác đã làm rối trí nhiều người từ khi Aristotle miên tả nó khoảng 2.000 năm trước đây.

Vì sao không thể nhập khẩu rác thải?

Mấy năm trước, vùng duyên hải Trung Quốc xôn xao dư luận sẽ nhập khẩu rác thải nước ngoài. Người ta xì xào thắc mắc không hiểu vì sao lại nhập rác...

Vì sao mắt không sợ lạnh?

Mùa đông, nếu đi ngoài đường, ta thường bị mũi đỏ bầm, tai đau, tay tê dại, nhưng con mắt tuy lộ ra ngoài lại không cảm thấy lạnh.