Tại sao đối với thực vật cần nhiệt độ cao nhưng khi nhiệt độ tăng cao thì lại không tốt cho cây?

Con người rất sợ cái nóng, nhưng hoa màu ở nhiệt độ ấm sẽ lớn nhanh, tốt. Nói chung thời tiết ấm áp có thể thúc đẩy thực vật sinh trưởng; nhưng nếu nhiệt độ cao quá, lại ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Ví dụ: các cây trồng như lúa, bông, ngô trong thực vật vụ thu cần nhiệt độ tương đối cao mới có thể lớn tốt. Nhưng khi nhiệt độ đạt tới 45oC hoặc cao hơn chút nữa, không những không lớn tốt, ngược lại có hại cho cây trồng gọi là nạn nóng.

Nguyên nhân của hiện tượng này là cây trồng cũng là một thực thể có sự sống do rất nhiều tế bào tạo thành. Từ khi là hạt giống nảy mầm cho đến khi phát dục thành cây, thời kì giữa này trải qua rất nhiều thay đổi, trong quá trình thay đổi cần một loại chất làm chất xúc tác giúp đỡ. Chủng loại chất xúc tác rất nhiều. Nói chung, một chất xúc tác có amilađa chuyên giúp cây chế tạo chất dinh dưỡng.

Khi nhiệt độ quá cao chất xúc tác sẽ trở nên không linh hoạt, thậm chí còn mất tác dụng. Vậy, chất xúc tác ở nhiệt độ bao nhiêu thì mất tác dụng? Các loại chất xúc tác khác nhau sẽ có yêu cầu đối với nhiệt độ tương ứng, có loại ở nhiệt độ hơi cao đã mất tác dụng, có loại ở nhiệt độ cao hơn mới mất tác dụng. Sau khi chất xúc tác mất tác dụng, rất nhiều quá trình hoạt động trong cơ thể thực vật đều bị đảo lộn, thậm chí không có cách nào để tiếp tục hoạt động sống, cho dù miễn cưỡng tiến hành một số hoạt động, nhưng các loại thay đổi cũng bị ảnh hưởng lớn, thực vật như vậy sẽ không thể sinh trưởng tốt và chết.

Mặt khác, nhiệt độ cao, chất xúc tác mất tác dụng, cho dù có đầy đủ ánh sáng, nước, không khí... nhưng cũng không thể tạo chất. Nó chỉ có thể dựa vào một chút tích lũy vốn có để duy trì sự tiêu hao, khi sự tiêu hao đến một mức độ nhất định, cũng có thể chết do dinh dưỡng không đủ.

Còn nữa, khô và nóng thường đi liền với nhau. Nhiệt độ quá cao, lượng nước bốc hơi lớn lại không được bổ sung tiếp, thực vật do mất lượng nước lớn mà chết. Cho nên, thực vật cần nhiệt độ cao, trong quá trình sinh trưởng không phải càng nóng sinh trưởng càng tốt mà cần nhiệt độ phù hợp.

Vậy nhiệt độ như thế nào thì phù hợp? Do nơi sống và tập quán sinh sống của thực vật khác nhau nên nhiệt độ thích ứng mà mỗi loài thực vật cần cũng khác nhau. Thực vật sinh trưởng ở vùng lạnh, khả năng chịu lạnh tốt, nhiệt độ mà chúng cần cho sinh trưởng thấp một chút; còn thực vật sinh trưởng ở vùng nhiệt đới, khả năng chịu lạnh kém, nên nhiệt độ cần khá cao mới có thể sinh trưởng. Nói chung, nhiệt độ phù hợp cho thực vật sinh trưởng ở 15 – 25oC là tốt. Tất nhiên quá trình sinh trưởng của thực vật vụ thu thì nhiệt độ khoảng 25 oC trở lên là được, nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều bất lợi.

Thân hình của cá voi râu lớn như vậy, tại sao lại cứ ăn tôm cá nhỏ?

Cá voi có rất nhiều giống loài, các nhà phân loại học động vật căn cứ vào đặc điểm của chúng mà chia thành 2 loại: một loại có thân hình rất lớn,...

Cánh của máy bay có hình gì? Tại sao phải làm như vậy?

Bay lượn trong khoảng không vốn là mơ ước của loài người. Trong hàng ngàn năm qua, nhân loại đã sáng tạo nên nhiều khí cụ bay như chiếc diều, khí cầu v.v...

Tại sao cây tỏi ở Hoa Nam Trung Quốc rất ít ra cọng hoa tỏi?

Mỗi khi xuân hạ giao mùa, trên thị trường nông sản có một loại cọng hoa tỏi xanh non. Cọng hoa tỏi làm rau, xanh tươi thơm ngon, hợp khẩu vị, được coi...

Máy tính và máy trò chơi điện tử, máy học điện tử có gì khác nhau?

Người không am hiểu về máy tính thường lẫn lộn máy tính với máy trò chơi điện tử và máy học điện tử. Trên thực tế, ba loại máy này khác nhau xa về...

Con người tách rời thực vật tại sao không thể sinh tồn được?

Thực vật có mặt ở khắp nơi trên Trái Đất, bạn có lẽ sẽ cảm thấy điều đó là lẽ thường tình, tuy nhiên bạn đã bao giờ nghĩ nếu không có thế giới xanh...

Kĩ thuật nhân bản là gì?

Nhân bản vốn là một kĩ thuật sinh vật rất ít gặp, cho dù là các nhà sinh vật học cũng chưa chắc đã hiểu hết về nó.

Vì sao chiêm bao?

Chiêm bao là hiện tượng sinh lý thần bí nhất, nhưng cũng phổ thông nhất. Khi chiêm bao, người ta hầu như bước vào một thế giới mới lạ.

Vì sao đô thị phải dùng khí đốt để thay thế khí than?

Năm 1999, UBND thành phố Thượng Hải đề ra phương án cải tạo nguồn khí đốt của thành phố, hoàn toàn lợi dụng nguồn khí đốt thiên nhiên rất dồi dào của...

Bọ ngựa cái có thể ăn bọ ngựa đực không?

Bọ ngựa là tiểu bá vương trong vương quốc côn trùng. Thân hình của nó thon dài, bề ngoài đẹp, nhưng tính cách lại rất hung ác...