Đá hồng ngọc được hình thành như thế nào?

Chắc bạn từng thấy: khi máu gà nhỏ giọt vào rượu hoặc trên phiến gạch trắng sẽ hình thành hình vết loang rất đẹp.

Đá ngọc sáng mờ phối với thần sa màu đỏ (quặng thủy ngân) thì trên bề mặt đá ngọc sẽ hình thành màu hồng ngọc tươi rói, người ta gọi là đá rubi.

Núi Ngọc Nham ở huyện Sương Hoá tỉnh Chiết Giang có nhiều loại đá hồng ngọc này. Đó là loại đá dùng làm nguyên liệu điêu khắc rất tốt. Đá hồng ngọc ở đỉnh núi Sùng Sơn cao hơn mặt biển 1000 m, giáp giới giữa hai tỉnh An Huy và Chiết Giang do núi lửa phun cách đây hơn 100 triệu năm hình thành. Bụi đá của đá lửa ngưng kết lại ở phần trên, sau đó dưới tác dụng của khí và nước của núi lửa phun ra, xâm thực biến thành đá ngọc dạng mỡ. Qua một vài vạn năm sau, ở đây lại phát sinh vỏ đất vận động khiến cho nham thạch sản sinh những vết nhăn và khe nứt, nước quặng lưu huỳnh hoá thủy ngân dưới đất trong quá trình phun lên ngấm vào các khe nứt, hai loại màu sắc đó ngưng kết làm một hình thành một loại nham thạch mới, đó chính là đá hồng ngọc.

Đá hồng ngọc nằm sâu dưới núi, vì trữ lượng ít nên không bị con người phát hiện. Đến đời Minh có người ngẫu nhiên khai thác được, đem về gia công trở thành đồ trang sức đẹp. Đến đời Thanh đá hồng ngọc được quan lại và quý nhân ở trong Hoàng cung dùng làm ấn triện. Quan lại ở vùng đó còn sưu tập đá hồng ngọc, chọn những viên đẹp nhất làm lễ phẩm cống lên quan trên.

Tục ngữ nói: "Vật hiếm thì quý". Muốn làm cho quặng thần sa biến thành đá hồng ngọc thì đó là việc rất khó. Đá hồng ngọc vốn đã rất ít lại trải qua mấy trăm năm khai thác cho nên nguồn quặng ngày càng cạn kiệt. Ngày nay trong dân gian đá hồng ngọc không nhiều, cho nên những thứ đang lưu thông trên thị trường giá đắt gấp hàng trăm lần.

Có phải đường ray tàu hỏa chỉ có một khổ?

Chúng ta biết rằng, tàu hoả chạy trên hai đường ray bằng thép song song nhau. Vì khoảng cách giữa hai bánh xe đối diện nhau ở hai bên toa tàu là cố...

Tại sao la không đẻ được la con?

"Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu", đó là quy luật di truyền của giới thực vật.

Vì sao điểm nóng nhất không phải là xích đạo?

Xích đạo thường được coi là nơi nóng nhất là vi ở vùng này quanh năm có Mặt trời trên đỉnh đẩu. Nhưng hãy xem lại tài liệu thống kê tinh hinh thời...

Loài thằn lằn dùng máu để tự vệ

Đối diện với kẻ thù, khi đã ở vào thế tuyệt vọng, loài thằn lằn có sừng phrynosoma sẽ tự làm tăng áp suất máu lên đầu. Áp suất tăng nhanh khiến các...

Vệ tinh kéo theo có công dụng gì?

Có một loại vệ tinh dạng mới gọi là vệ tinh kéo theo. Nghe tên thì biết, đó là loại vệ tinh nhờ các con tàu vũ trụ dùng dây để kéo theo.

Tại sao nhân sâm chủ yếu mọc ở vùng Đông Bắc Trung Quốc?

Nói đến nhân sâm, người ta lại nghĩ ngay đến câu nói “Đông Bắc có tam bảo: nhân sâm, da chồn, ô lạp thảo”. Quả thực, nhân sâm là thực vật làm thuốc...

Vì sao máy bay vũ trụ cần làm lớp vỏ chịu nhiệt độ cao?

Hàng không vũ trụ là gì? Những chuyến bay của máy bay trực thăng, máy bay chở khách trong bầu khí quyển gọi là chuyến bay hàng không. Còn những chuyến...

Vì sao mặt nạ phòng độc lại chống được khí độc?

Tháng 4 năm 1915, vào một ngày trời râm mát, binh sĩ liên quân Anh - Pháp đang đồn trú dưới chiến hào, chiến trường hoàn toàn yên tĩnh.

Con mối có liên quan gì đến nhiệt độ không khí lên cao?

Vào sau những năm 80 của thế kỉ XX, khí hậu toàn cầu dần dần nóng lên, không ít những khu vực đã xuất hiện hiện tượng mùa đông nóng lạ lùng, điều này đã mang đến một loạt những hậu quả không tốt đối với xã hội loài người.